Bên hành lang Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trao đổi với phóng viên Vietnam+, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đào Trọng Thi, đại biểu đoàn Hải Phòng; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh: Một trong ba bước đột phá được nêu ra tại Đại hội lần này là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng theo tôi, cái cốt lõi của nó chính là sử dụng nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả thiết thực.
- Xin Giáo sư giải thích rõ hơn?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Trước hết, tôi rất tán thành và vui mừng khi Đảng ta đã chọn đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá.
Tôi nghĩ, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, khi triển khai thực hiện Cương lĩnh và Nghị quyết thì cần phải cụ thể hơn nữa.
Muốn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với vị trí, vai trò là khâu đột phá thì chúng ta phải đẩy mạnh khâu sử dụng nguồn nhân lực.
Từ việc chúng ta sử dụng nhân lực như thế nào, sẽ xác định được phương hướng, triển khai việc đào tạo gắn với tiêu chuẩn, tiêu chí để xác định chất lượng ra sao.
Mà theo tôi, phải thông qua thị trường lao động. Chính thị trường đặc thù này sẽ là tiền đề để điều chỉnh có hiệu quả các cơ sở đào tạo.
Người ta sẽ phải phấn đấu để đào tạo nguồn nhân lực sao cho đáp ứng được yêu cầu sử dụng lao động của xã hội.
- Thủ tướng Chính phủ vừa cho phép thành lập Viện Toán học cao cấp, theo Giáo sư, đó có phải là những bước đi đầu tiên nhằm cụ thể hóa chủ trương lớn này của Đảng và Nhà nước?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Viện Toán học cao cấp được ra đời là một sáng kiến.
Tôi cho rằng, mặc dù đây là trường hợp đặc biệt nhưng qua đó đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc chú trọng sử dụng đội ngũ nhân tài.
Và rất có thể, cơ chế, chính sách áp dụng cho trường hợp đặc biệt này dần dần sẽ trở thành mô hình tốt để chúng ta nhân rộng.
- Nhưng thưa Giáo sư, muốn có được nguồn nhân lực chất lượng cao thì các học sinh phải được đào tạo trong một cái nền, một môi trường tốt?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Thành lập Viện Toán học cao cấp là mô hình đặc biệt, nhưng đấy mới là tạo môi trường hoạt động cho một bộ phận tinh hoa.
Nhưng tôi khẳng định Viện Toán học cao cấp khi ra đời, tuy phục vụ cho một bộ phận rất nhỏ những nhân tài đặc biệt của đất nước thì nó cũng sẽ tạo ra được một động lực, sự khuyến khích đối với bộ phận học sinh, sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, đóng góp sức mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ Viện Toán học cao cấp là viên gạch đầu tiên, tôi tin rằng chúng ta sẽ có được những mô hình khác phù hợp hơn để thu hút ngày càng nhiều những người có tài năng cả trong nước cũng như ngoài nước chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh.
Những nước có mô hình như kiểu Viện Toán học cao cấp mà chúng ta vừa xây dựng thì chủ yếu là những nước phát triển, có nền khoa học phát triển.
Đối với Việt Nam, từ sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu thì có thể nói việc thành lập Viện Toán học cao cấp như một biện pháp "đi tắt đón đầu" để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận những mô hình đào tạo tiên tiến.
Nói sâu hơn, chính sách trọng dụng nhân tài của chúng ta đã dần tiếp cận được vào đỉnh cao.
Xin cảm ơn Giáo sư./.
- Xin Giáo sư giải thích rõ hơn?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Trước hết, tôi rất tán thành và vui mừng khi Đảng ta đã chọn đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá.
Tôi nghĩ, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, khi triển khai thực hiện Cương lĩnh và Nghị quyết thì cần phải cụ thể hơn nữa.
Muốn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với vị trí, vai trò là khâu đột phá thì chúng ta phải đẩy mạnh khâu sử dụng nguồn nhân lực.
Từ việc chúng ta sử dụng nhân lực như thế nào, sẽ xác định được phương hướng, triển khai việc đào tạo gắn với tiêu chuẩn, tiêu chí để xác định chất lượng ra sao.
Mà theo tôi, phải thông qua thị trường lao động. Chính thị trường đặc thù này sẽ là tiền đề để điều chỉnh có hiệu quả các cơ sở đào tạo.
Người ta sẽ phải phấn đấu để đào tạo nguồn nhân lực sao cho đáp ứng được yêu cầu sử dụng lao động của xã hội.
- Thủ tướng Chính phủ vừa cho phép thành lập Viện Toán học cao cấp, theo Giáo sư, đó có phải là những bước đi đầu tiên nhằm cụ thể hóa chủ trương lớn này của Đảng và Nhà nước?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Viện Toán học cao cấp được ra đời là một sáng kiến.
Tôi cho rằng, mặc dù đây là trường hợp đặc biệt nhưng qua đó đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc chú trọng sử dụng đội ngũ nhân tài.
Và rất có thể, cơ chế, chính sách áp dụng cho trường hợp đặc biệt này dần dần sẽ trở thành mô hình tốt để chúng ta nhân rộng.
- Nhưng thưa Giáo sư, muốn có được nguồn nhân lực chất lượng cao thì các học sinh phải được đào tạo trong một cái nền, một môi trường tốt?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Thành lập Viện Toán học cao cấp là mô hình đặc biệt, nhưng đấy mới là tạo môi trường hoạt động cho một bộ phận tinh hoa.
Nhưng tôi khẳng định Viện Toán học cao cấp khi ra đời, tuy phục vụ cho một bộ phận rất nhỏ những nhân tài đặc biệt của đất nước thì nó cũng sẽ tạo ra được một động lực, sự khuyến khích đối với bộ phận học sinh, sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, đóng góp sức mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ Viện Toán học cao cấp là viên gạch đầu tiên, tôi tin rằng chúng ta sẽ có được những mô hình khác phù hợp hơn để thu hút ngày càng nhiều những người có tài năng cả trong nước cũng như ngoài nước chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh.
Những nước có mô hình như kiểu Viện Toán học cao cấp mà chúng ta vừa xây dựng thì chủ yếu là những nước phát triển, có nền khoa học phát triển.
Đối với Việt Nam, từ sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu thì có thể nói việc thành lập Viện Toán học cao cấp như một biện pháp "đi tắt đón đầu" để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận những mô hình đào tạo tiên tiến.
Nói sâu hơn, chính sách trọng dụng nhân tài của chúng ta đã dần tiếp cận được vào đỉnh cao.
Xin cảm ơn Giáo sư./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)