Những ngày này, doanh nghiệp xã hội Kymviet (123 Trung Văn, Hà Nội) đang ngày đêm sản xuất ra hàng trăm, hàng nghìn chú Sao La nhồi bông - linh vật quen thuộc của SEA Games 31. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Điều đặc biệt ở chỗ, toàn bộ nhân viên ở đây đều là người điếc. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Theo thông tin từ đại diện công ty, những chú Sao La này không phải linh vật chính thức của SEA Games 31 mà là một sản phẩm đồng hành, tuy nhiên sản phẩm đã được Ban tổ chức SEA Games cấp phép cho Kymviet sản xuất và bán thương mại. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Vì vậy, các sản phẩm này đều tuân thủ thiết kế hình ảnh Sao La của Ban tổ chức. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Mỗi chú Sao La này được thiết kế bằng vải da lộn với khoảng 37 chi tiết cắt may rất tỉ mỉ và chỉnh chu. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Anh Phạm Việt Hoài, người sáng lập công ty Kymviet cho biết: "Hướng tới ủng hộ tinh thần thể thao của SEA Games 31, công ty đã thiết kế mẫu búp bê linh vật Sao La với hình tượng chú Sao La được nhân cách hóa một cách khỏe khoắn, đáng yêu." (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Để làm được chú Sao La này, anh Hoài cho biết đội ngũ thiết kế phải xem rất nhiều hình ảnh của Sao La để nhân cách hóa loài vật này một cách giống nhất. Những chi tiết riêng của Sao La được thể hiện rõ ràng, để người xem nhìn thấy đây là Sao La chứ không phải là dê hay sơn dương. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Kymviet sản xuất các chú Sao La nhồi bông khỏe khoắn, cơ bắp nhưng đáng yêu với quần áo in hình cờ Tổ quốc hoặc màu sắc lấy cảm hứng từ lá cờ ASEAN với tinh thần đoàn kết, hữu nghị. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Anh Nguyễn Viết Dũng, thiết kế chính các sản phẩm Sao La cho biết để thực hiện ra một mẫu thiết kế tốn khá nhiều thời gian, trung bình khoảng gần 1 tuần/mẫu. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Mỗi nhân viên đều thực hiện một khâu riêng biệt để tạo ra sản phẩm. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Từ mẫu da lộn nguyên liệu, các chi tiết được cắt laze theo bản vẽ thiết kế và được khâu đột một cách tỉ mỉ, chắc chắn. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Các sản phẩm đều được bàn tay của người thợ "đặc biệt" làm rất tỉ mỉ theo từng công đoạn. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Nhân viên đang trao đổi với nhau trong các khâu làm việc qua cử chỉ tay. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Xưởng sản xuất này không chỉ nơi đào tạo nghề, công ăn việc làm cho người khuyết tật mà là còn là một môi trường sinh hoạt cho họ. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Làm ra những sản phẩm cổ động cho SEA Games cũng là một cách để những người điếc tự tạo niềm vui, niềm tự hào trong ngày hội thể thao lớn của dân tộc. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Hiện tại, những chú Sao La của Kymviet được các cơ quan, bộ ngành chú ý và đặt số lượng lớn. Anh Hoài cho biết đến nay cơ sở đã sản xuất được hơn 700 chú Sao La và đặt mục tiêu sản xuất hơn 3.000 chú. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Sản phẩm cao khoảng 25cm, với độ hoàn thiện rất tốt tới từng đường kim mũi chỉ, có giá bán từ 360.000 đồng. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
(Vietnam+)