Cận cảnh trực thăng Ansat và Mi-171A2 của Nga tại sân bay Gia Lâm
Ansat và Mi-171A2 cũng là hai dòng trực thăng của Nga đã tới Hà Nội để chuẩn bị cho các hoạt động bay trình diễn vào chiều ngày 16/11.
Minh Sơn - Tô Tùng
Sáng 16/11, lần đầu tiên trong lịch sử, buổi bay trình diễn của hai trực thăng Ansat và Mi-171A2 sẽ được Russian Helicopters (thuộc Tập đoàn Rostec) tổ chức tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ansat là dòng trực thăng hạng nhẹ, đa năng, hai động cơ do Nhà máy Trực thăng Kazan sản xuất. Theo giấy chứng nhận sản phẩm, thiết kế của trực thăng có thể cho phép nó chuyển đổi mục đích sử dụng sang máy bay chở hàng hay vận tải hành khách với số lượng lên tới 9 người. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phiên bản y tế của Ansat có thể được sử dụng cho nhiệm vụ sơ cứu ban đầu và vận chuyển bệnh nhân ở những vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn khó tiếp cận. Trang thiết bị của trực thăng Ansat phiên bản y tế còn cung cấp cả dịch vụ hồi sức cấp cứu, điều trị chuyên sâu và liên tục theo dõi các chức năng quan trọng của người bệnh trong quá trình di chuyển tới bệnh viện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khối lượng cất cánh tối đa của máy bay lên tới 3,6 tấn, tải trọng thương mại là 1,3 tấn, tốc độ bay 260 km/h, tốc độ tối đa là 275 km/h, phạm vi bay tiếp nhiên liệu 520 km. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các cuộc thử nghiệm độ cao của trực thăng cũng đã được thực hiện thành công và Ansat có thể hoạt động ở những vùng núi cao lên tới 3.500 m. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tùy thuộc vào phiên bản sửa đổi có thể chở trên khoang đến 9 người. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngoài ra, Ansat được ghi nhận có thể hoạt động trong môi trường nhiệt độ từ -45 đến +50 độ C, trên các địa hình đồi núi phức tạp, với độ cao hơn mực nước biển tới 3500m. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong khi đó, Mi-171A2 là phiên bản cải tiến mới nhất của dòng trực thăng Мi-8/17/171. Trực thăng được trang bị các động cơ VK-2500PS-03 với hệ thống điều khiển kỹ thuật số. Tốc độ hành trình và tốc độ tối đa của Mi-171A2 cao hơn 10%, còn tải trọng lớn hơn 25% so với Mi-8/17. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại buổi bay biểu diễn vào sáng 16/11, các khách hàng tiềm năng từ Việt Namsẽ có cơ hội làm quen với tính năng của hai loại trực thăng mới Ansat và Mi-171A2 trong tour bay trình diễn tại các quốc gia Đông Nam Á thời gian tới đây. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mi-171A2 là trực thăng có thể hoạt động hiệu quả cả ban ngày lẫn bay đêm, ở nhiều độ cao khác nhau trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ẩm thấp và trên mặt nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Máy bay trực thăng này được trang bị động cơ VK-2500PS-03 cùng với hệ thống điều khiển kỹ thuật số, cũng như cánh quạt lái chuyển hướng hình chữ X hiệu quả hơn và cánh quạt chịu tải mới với lưỡi cánh tổng hợp composite siêu bền và cấu hình tiết diện khí động học hoàn thiện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mi-171A2 có hệ thống điều khiển kỹ thuật số KBO-17 được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc 'cabin kính' gồm cả hệ thống dẫn đường máy bay và hệ thống hiển thị dữ liệu hoàn hảo. Chúng cũng trở nên an toàn hơn nhờ các hệ thống cảnh báo địa hình và cảnh báo va chạm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
So với trực thăng thương mại sản xuất hàng loạt Mi-8/17, chỉ số vận tốc trung bình và tối đa của Mi-171A2 vượt hơn 10% còn tải trọng của nó tăng thêm 25%. Máy bay trực thăng có thể hoạt động hiệu quả cả ban ngày và ban đêm, ở vùng núi cao, trong điều kiện nhiệt độ thấp hoặc nóng, cũng như ở nơi gia tăng độ ẩm và trên mặt nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thiết bị số KBO-17 sử dụng trên khoang trực thăng Mi-171A2 được chế tạo theo nguyên tắc 'cabin kính', trong thành phần bao gồm cả tổ hợp điều hướng-định vị lái và hệ thống thiết bị trực thăng tổng thể hiển thị dữ liệu, tạo điều kiện giảm cơ số phi hành đoàn xuống còn hai người. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Việc sử dụng camera-video đã cải thiện khả năng quan sát khi tiến hành công việc với các giá treo bên ngoài. Độ an toàn được nâng cao nhờ sử dụng các hệ thống hiện đại về cảnh báo va chạm với mặt đất, với các máy bay và vật chướng ngại khác trên hành trình của trực thăng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hệ thống rơ-móc được đảm bảo chắc chắn trong các điều kiện hoạt động khác nhau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trực thăng Mi-171A2 đảm bảo chuyên chở hành khách và có các biến thể vận tải, chở khách và loại dành cho VIP. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hoan nghênh và ủng hộ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam với Tập đoàn Đường sắt Nga RZD trong việc hiện đại hóa và phát triển các hệ thống đường sắt tại Việt Nam.
Công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã lần đầu ra mắt các sản phẩm vũ khí trang bị kỹ thuật gắn mác “Made in Vietnam” nhằm thực hiện chủ trương đối ngoại quốc phòng và hội nhập quốc tế.