Cận cảnh nét kiến trúc cổ kính của Tháp Đôi Chămpa giữa lòng thành phố Quy Nhơn

Nằm trong khuôn viên được tô điểm với thảm cỏ xanh và những hàng cây rợp mát, Tháp Đôi Quy Nhơn là địa điểm tham quan lý tưởng cho du khách dừng chân thưởng lãm.

Cận cảnh nét kiến trúc cổ kính của Tháp Đôi Chămpa giữa lòng thành phố Quy Nhơn
vnp_thapdoi0.jpg
Tháp Đôi, hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh (vùng đất Hưng Thạnh nay thuộc phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), là công trình kiến trúc độc đáo gồm hai tháp, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XII-đầu thế kỷ XIII. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
vnp_thapdoi1.jpg
Nét đặc sắc trong kết cấu của Tháp Đôi Quy Nhơn là kỹ thuật xây dựng đặc biệt - chỉ xuất hiện trong kiến trúc của người Chămpa cổ: gạch được xếp khít nhau bằng chất kết dính, rồi nung thành một khối vững chắc. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
vnp_thapdoi2.jpg
Tháp Đôi Quy Nhơn đã được xếp hạng Di tích Nghệ thuật cấp Quốc gia từ năm 1980. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
vnp_thapdoi3.jpg
Kiến trúc của Tháp Đôi chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo, gồm hai khối tháp liền kề nhau, tháp lớn cao 20m, tháp nhỏ thấp hơn, cùng nằm trên địa thế tương đối bằng phẳng. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
vnp_thapdoi4.jpg
Một trong những nét độc đáo của Tháp Đôi là cả hai ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Chămpa mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
vnp_thapdoi5.jpg
Vòm trên của các cửa tháp vút cao lên như hình ảnh của những mũi tên. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
vnp_thapdoi6.jpg
Họa tiết trang trí ở hai ngôi tháp là các tượng thần, phù điêu diễn tả các nhân vật, các vũ công với những điệu múa trong truyền thuyết Chămpa, cùng hình tượng các con vật như voi, hươu, khỉ... (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
vnp_thapdoi7.jpg
Hình ảnh Chim thần Garuda - biểu tượng của lòng dũng cảm và sức mạnh - bằng đá được trang trí ở các góc tháp. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
vnp_thapdoi8.jpg
Tháp Đôi được giới nghiên cứu đánh giá cao vì vừa có mặt bằng kiến trúc đặc trưng của tháp Chămpa mang phong cách Bình Định, vừa mang phong cách nghệ thuật Khmer thời Ancovat-Bayon. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
vnp_thapdoi9.jpg
Bước vào bên trong tháp có thờ bộ ngẫu tượng Linga và Yoni: Linga được đặt trên bệ Yoni tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, là nguồn gốc mọi sự sinh sôi nảy nở, thể hiện tín ngưỡng phồn thực phổ biến của người nông dân Chămpa. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
vnp_thapdoi10.jpg
Các họa tiết vòng quanh phía dưới Linga được trang trí theo hình ảnh cánh sen cách điệu. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
vnp_thapdoi11.jpg
Biểu tượng của Linga và Yoni tôn vinh sự sáng tạo, sinh sôi và năng lượng của vũ trụ. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
vnp_thapdoi12.jpg
Hiện nay, cả hai ngôi tháp của Tháp Đôi đều đã bị mất chóp. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
vnp_thapdoi13.jpg
Điệu múa Chămpa được biểu diễn để chào đón du khách đến tham quan Tháp Đôi Quy Nhơn, Bình Định. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
vnp_thapdoi14.jpg
Múa Chămpa là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Chăm. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
vnp_thapdoi15.jpg
Điệu múa dâng thần linh thể hiện nét uyển chuyển, khéo léo, linh hoạt của các nghệ nhân đồng thời phản ánh đời sống tâm linh phong phú của người Chămpa. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
vnp_thapdoi16.jpg
Tháp Đôi hiện nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 6.000m2, được tô điểm với thảm cỏ xanh và những hàng cây rợp mát, là địa điểm tham quan lý tưởng cho du khách dừng chân thưởng lãm. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục