Cận cảnh Đồng bằng sông Cửu Long oằn mình chống hạn mặn
Từ một vùng đất được xem là màu mỡ, thì giờ đây, người dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang hàng ngày ngậm ngùi chứng kiến những cánh đồng lúa chết khô.
Cả cánh đồng lúa ở Ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, Kiên Giang bị nhiễm mặn xám đen ngay trước ngày thu hoạch. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Anh Võ Văn Thảo, ấp Tây Sơn 3, xã Đông Yên, huyện An Biên thẫn thờ nhìn những bông lúa chết khô vì thiếu nước và nhiễm mặn. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Những con kênh phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng ở xã Hưng Yên, huyện An Biên, Kiên Giang bị nhiễm mặn trầm trọng. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Rất nhiều những cánh đồng ở An Biên cũng như toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long giờ đây đang bị bỏ hoang, nứt nẻ. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Những cánh đồng lúa chết khô vì hạn mặn ở vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Cả cánh đồng lúa đến thời điểm thu hoạch bị hạn mặn làm cho chết khô. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Những bông lúa bị nhiễm mặn, trở nên xám đen ngay trước ngày thu hoạch. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Các công trình ngăn mặn đang được gấp rút thi công. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Từ ngày 15-17/3, Phiên họp lần thứ 43 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mekong quốc tế đã diễn ra tại Cần Thơ với sự tham dự của đại diện các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Theo Ủy ban sông Mekong Việt Nam, việc hồ chứa đập Cảnh Hồng (Trung Quốc) xả 2.300 m3 nước/s chỉ là giải pháp “giải khát” tạm thời cho Đồng bằng sông Cửu Long.
Chia sẻ với bà con bị thiệt hại nặng nề vì hạn mặn ở tỉnh Bến Tre, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Trung ương luôn sát cánh bà con để vượt qua khó khăn cả trước mắt và lâu dài.
Các tỉnh ĐBSCL tiến hành các biện pháp như đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt, khoan giếng, đào kênh, đặt ống để dẫn nước, dài hạn hơn là điều chỉnh cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển dịch mùa vụ phù hợp.