Cận cảnh điểm bán hàng lưu động thời COVID-19 tại Thủ đô Hà Nội
Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu mua sắm lương thực, thực phẩm của người dân, những ngày qua, nhiều mô hình “điểm bán hàng lưu động” đã được triển khai hiệu quả tại một số khu vực trên địa bàn Thủ đô.
Minh Hiếu
Từ nhiều ngày nay, tại địa điểm số 307 phố Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vốn là di tích lịch sử, nay mang thêm một nhiệm vụ mới: Trở thành điểm bán hàng lưu động, cung cấp thực phẩm bình ổn giá cho nhân dân trong thời gian giãn cách. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Người dân đi đến điểm chợ đều đảm bảo việc giữ khoảng cách. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Người đến mua hàng đều chấp hành nghiêm túc thực hiện 5K của Bộ Y tế. Trước khi vào mua lương thực, thực phẩm, người dân bắt buộc phải đo nhiệt độ, rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Nguồn thực phẩm được cam kết về chất lượng cung cấp cho các điểm bán được nhập từ chuỗi siêu thị BRG Mart với số lượng khoảng 200kg gồm rau xanh, các loại củ quả và thịt gà, lợn/mỗi điểm bán cho một ngày. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Hàng hoá tại đây đều được cân và dán tem niêm yết giá đồng thời bày lên các kệ, tủ chứa thông thoáng để người dân dễ dàng lựa chọn và tính toán giá cả. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Đồ ăn và tiền thanh toán sẽ được để vào khay riêng, tránh việc tiếp xúc nhất có thể. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Người dân đang đi chợ mua đủ thức ăn cho những ngày trong tuần. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
'Sản phẩm tươi sống như thịt, cá, tôm đều được bảo quản nên vẫn giữ được độ tươi ngon và đảm bảo các dưỡng chất. Hầu hết mọi người đều có ý thức chấp hành tốt quy định phòng dịch để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng nên tôi cảm thấy khá an tâm khi mua sắm ở đây,' cô Tuyết, một người dân cho hay. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Ngoài việc đi mua trực tiếp, người dân có thể chọn lên nhóm Zalo của từng tổ dân phố để đặt hàng, sau đó lực lượng tại điểm bán hàng lên đơn, hỗ trợ mang đến tận nơi. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Khởi động từ đầu tháng Tám, Hội liên hiệp Phụ nữ phường Bạch Mai được giao tổ chức 2 điểm bán hàng lưu động nằm ở số 307 Bạch Mai và 36 Hồng Mai. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Mỗi điểm bán có 3 hội viên hội phụ nữ phục vụ luân phiên 2 ca/ngày: ca sáng từ 7-11 giờ, ca chiều từ 15-18 giờ hằng ngày. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Với người dân ở dọc tuyến phố Bạch Mai, từ ngày có điểm bán hàng này việc mua thực phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày dễ dàng hơn so với thời gian trước do một số đầu chợ dân sinh tại đây đều phải dừng hoạt động. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Bên cạnh đó, lực lượng tại điểm bán hàng còn hỗ trợ giao tận nơi cho người dân có nhu cầu, đặc biệt là những người ở trong khu vực cách ly. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Người dân tại điểm cách ly phố Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng) vui mừng khi nhận được thực phẩm từ lực lượng 'đi chợ hộ.' (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Mô hình 'điểm bán hàng lưu động' đang là hướng đi mới cần được nhân rộng để tăng cường thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe của người dân. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Với quan điểm không bỏ lại ai ở phía sau, Thành phố Hồ Chí Minh đang tập trung nhiều nguồn lực để chăm lo an sinh xã hội và đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa dịch.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo truyền đạt kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá quý 2/2021 vào ngày 13/8 vừa qua.
Các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội đã chủ động liên kết với các địa phương sản xuất, doanh nghiệp, cơ sở, đơn vị cung cấp đảm bảo đầy đủ, nguồn hàng dự trữ phục vụ người dân.
''Chợ đêm trên mây'' 20h30 thứ Sáu hằng tuần là dịp để các chủ thể quảng bá sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền tiêu thụ nội bộ, tiêu thụ chéo giữa các nhóm hàng hóa của nhau.
Các doanh nghiệp, các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội tích cực duy trì và mở thêm các điểm bán hàng cố định và lưu động nhằm bảo đảm phục vụ nhu cầu của người dân giai đoạn giãn cách xã hội.