Với chức vụ, quyền hạn trong tay, những “công bộc” xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk, đã “làm xiếc” các khoản hỗ trợ cho người nghèo, như: “xà xẻo” tiền tết, ăn chặn tiền hỗ trợ cây giống theo Chương trình 135; vòi vĩnh tiễn hỗ trợ làm nhà cho người nghèo, tiền hỗ trợ khắc phục thiên tai, tiền hỗ trợ điện thắp sáng cho các hộ nghèo…
Nhiều sai phạm được phát hiện, tuy nhiên cơ quan chức năng huyện Cư M’gar đã xác minh và xử lý theo kiểu “hòa cả làng."
“Xà xẻo” tiền tết của người nghèo
Theo quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 15/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ tiền cho người nghèo đón tết Nguyên đán Kỷ Sửu năm 2009, với mức hỗ trợ 200.000 đồng/khẩu và không quá 1 triệu đồng/hộ, toàn xã Ea Kuêh có 434 hộ được hỗ trợ hơn 333 triệu đồng. Tuy nhiên, chỉ một phần số tiền hỗ trợ tết này đến được tay người nghèo, số còn lại các cán bộ chức năng của xã đã tìm cách lập danh sách khống, cấp không cho các hộ theo chế độ…
Cụ thể, vào thời điểm Tết Nguyên đán Kỷ Sửu năm 2009, gia đình anh Trần Văn Chiều (thôn Thác Đá, xã Ea Kuêh) có 3 khẩu, theo quy định sẽ được hỗ trợ 600.000 đồng, nhưng cán bộ xã chỉ cấp cho gia đình 200.000 đồng; hộ chị Nguyễn Thị Thơm ở thôn 15 có 3 khẩu nhưng chỉ được cấp 400.000 đồng. Theo ông Trần Phi Kỳ - Phó Ban thanh tra Nhân dân xã Ea Kuêh, con số đối tượng nghèo bị “ăn chặn” tiền tết kiểu như nói trên có thể lên đến hàng trăm trường hợp.
Để “ăn chặn” tiền tết, cán bộ xã Ea Kuêh còn kê vượt số khẩu và lập danh sách hỗ trợ tới 2 lần cho nhiều hộ khác. Theo kết quả kiểm tra bước đầu của Thanh tra Ủy ban Nhân dân huyện Cư M’gar, cán bộ xã Ea Kuêh đã lập danh sách hỗ trợ 2 lần cho 5 hộ và lập danh sách khống tăng thêm 5 nhân khẩu ở 3 gia đình để bỏ túi 5,6 triệu đồng. Còn theo ông Cao Khả Quang - Trưởng thôn Thác Đá và ông Trần Phi Kỳ, nhiều hộ không còn cư trú tại xã nhưng vẫn được cán bộ xã lập danh sách khống để nhận tiền hỗ trợ tết.
Kết luận thanh tra số 196/KL-TTr, ngày 2011 của Thanh tra huyện Cư M’gar đã khẳng định: “Một số cán bộ xã Ea Kuêh đã lợi dụng chiếm đoạt, cắt xén chế độ của người nghèo, gây thiệt hại cho ngân sách 48,8 triệu đồng”. Thực tế, sau khi bị phát giác, đến cuối năm 2011, cán bộ xã Ea Kuêh đã đem tiền hỗ trợ tết Kỷ Sửu 2009 đến trả cho một số hộ nghèo như một cách khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, theo những người dân đã dũng cảm đứng lên tố cáo thì số đối tượng được trả bổ sung rất ít so với thực tế.
"Vô tư" ăn chặn các chế độ hỗ trợ cho người nghèo
Theo phản ánh của người dân và tìm hiểu thực tế, hầu hết các chính sách hỗ trợ cho người nghèo đều bị Lê Văn Thắng cùng một số “công bộc của dân” ở Ủy ban Nhân dân xã Ea Kuêh tìm cách ăn chặn, xà xẻo.
Từ năm 2009 đến 2011, xã Ea Kuêh có 27 hộ được nghèo được hỗ trợ xây nhà theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, ông Lê Văn Thắng, cán bộ phụ trách công tác xóa đói giảm nghèo của xã đã “đặt vấn đề” với các hộ này muốn nhận tiền thì phải chung chi. Cụ thể, hộ anh Vương Văn Thành, thôn 15 được hỗ trợ và vay ưu đãi 22 triệu đồng để xây nhà đã phải chung chi cho Thắng 2 triệu đồng. Anh Thành cho biết: “Khi tôi nhận tiền hỗ trợ đợt 1 là 10 triệu đồng, ông Thắng đòi chi 2 triệu đồng. Ông Thắng dọa nếu không chi thì sẽ chuyển tiêu chuẩn này cho hộ khác biết điều hơn.”
Theo phản ánh của người dân, các hộ được hỗ trợ xây nhà theo diện 167 đều phải chi cho Thắng từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng, gọi là “công chạy thủ tục.”
Ngay cả với những hộ được hỗ trợ tiền sửa chữa nhà ở khắc phục thiên tai cũng không được buông tha. Năm 2010, xã Ea Kuêh có 5 hộ bị thiệt hại nặng do thiên tai được hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ để sửa chữa nhà ở. Riêng thôn Thác Đá có 3 hộ được hỗ trợ tiền để sửa chữa nhà ở, thì đều bị Lê Văn Thắng cùng Lộc Văn Kỷ - cán bộ Lao đông Thương bình và Xã hội xã Ea Kuêh - tìm cách “ăn chặn” số tiền chính sách này. Cụ thể, hộ Hoàng Văn Hải bị ăn bớt 1 triều đồng, hộ Bùi Văn Giáp 400.000 đồng và hộ Lê Công Long là 300.000 đồng.
Khi thực hiện cấp cây giống theo Chương trình 135 cho các hộ nghèo trong xã, cán bộ xã đã “mạnh dạn” lập danh sách khống cho hàng chục hộ và nhóm hộ không phải là hộ nghèo, gây thất thoát 34,9 triệu đồng. Hầu hết các hộ được hỗ trợ cây giống đều phải ký nhận số lượng cây trong danh sách lớn hơn số lượng cây họ được nhận thực tế rất nhiều. Với hàng trăm hộ được hỗ trợ cây giống và phải ký khống, cán bộ xã đã thu được khoản tiền chênh lệch không nhỏ. Chưa hết, một số hộ không nhận cây giống (vì nhiều lý do như không có đất canh tác, sức khỏe kém không sản xuất được…) nhưng cán bộ xã vẫn “động viên”, ép họ ký vào danh sách nhận cây. Cụ thể, hộ bà Đặng Thị Hiền - thôn Thác Đá - bị ép ký khống trong danh sách nhận 50 cây giống (gồm xoài và bơ) trị giá khoảng 1,5 triệu đồng.
Ngoài ra, nhân dân ở xã Ea Kuêh đã thu thập chứng cứ và tố cáo cán bộ xã này ăn chặn tiền hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, bớt xén tiền hỗ trợ điện thắp sáng cho hộ nghèo, cấp heo giống bị bệnh với giá cao gấp nhiều lần cho dân, thực hiện khống dự án hỗ trợ máy nông nghiệp.
Ông Y Bluk Niê - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã thừa nhận: “Nhiều nội dung tố cáo của dân là đúng sự thật. Thậm chí tiền hỗ trợ tết cho nhiều hộ đến nay vẫn chưa chi đủ, chi sai đối tượng”. Tuy nhiên, ông Y Bluk cũng biện hộ: “Xã đang tiếp tục chi tiền tết của năm 2009, vì có nhiều khẩu của các hộ nghèo mới phát sinh”. Mặt khác, cán bộ Lê Văn Thắng - người sai phạm trực tiếp - đã thực hiện khắc phục một phần sai phạm bằng cách đem tiền trả cho một số gia đình bị “ăn chặn” nên sai phạm cũng không nghiêm trọng như đơn tố cáo.
Cũng theo ông Y Bluk, Lê Văn Thắng sau khi chuyển sang làm cán bộ phụ trách văn phòng của Ủy ban Nhân dân xã và bị nhân dân làm đơn tố cáo nên đã làm đơn xin nghỉ việc và được Ủy ban Nhân dân xã chấp thuận, vì vậy việc xử lý cũng khó khăn.
Cuối năm 2011, Thanh tra Ủy ban Nhân dân huyện Cư M’gar cũng đã thực hiện thanh tra và phát hiện nhiều sai phạm của cán bộ xã Ea Kuêh. Tuy hiên không hiểu sao các sai phạm này vẫn không được xử lý nghiêm minh. Mặt khác, theo ông Trần Phi Kỳ - Phó Ban thanh tra xã Ea Kuêh thì nhiều nội dung kết luận của thanh tra huyện vênh với thực tế kiểm tra của Ban thanh tra xã, theo hướng giảm nhẹ hành vi vi phạm.
Ea Kuêh là xã vùng III - đặc biệt khó khăn - của tỉnh Đắk Lắk, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 60%; tỷ lệ hộ nghèo xấp xỷ 25%. Việc một số cán bộ chức năng của xã như Lê Văn Thắng thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền hỗ trợ cho các hộ nghèo trong một thời gian dài mà không bị xử lý đã gây mất lòng tin của đồng bào các dân tộc ở đây. Mặt khác, lãnh đạo xã không phải là vô can, vì để các cán bộ này thực hiện các hành vi sai phạm kéo dài và có hệ thống như vậy phải được sự dung túng, bao che của những cán bộ lãnh đạo xã./.
Nhiều sai phạm được phát hiện, tuy nhiên cơ quan chức năng huyện Cư M’gar đã xác minh và xử lý theo kiểu “hòa cả làng."
“Xà xẻo” tiền tết của người nghèo
Theo quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 15/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ tiền cho người nghèo đón tết Nguyên đán Kỷ Sửu năm 2009, với mức hỗ trợ 200.000 đồng/khẩu và không quá 1 triệu đồng/hộ, toàn xã Ea Kuêh có 434 hộ được hỗ trợ hơn 333 triệu đồng. Tuy nhiên, chỉ một phần số tiền hỗ trợ tết này đến được tay người nghèo, số còn lại các cán bộ chức năng của xã đã tìm cách lập danh sách khống, cấp không cho các hộ theo chế độ…
Cụ thể, vào thời điểm Tết Nguyên đán Kỷ Sửu năm 2009, gia đình anh Trần Văn Chiều (thôn Thác Đá, xã Ea Kuêh) có 3 khẩu, theo quy định sẽ được hỗ trợ 600.000 đồng, nhưng cán bộ xã chỉ cấp cho gia đình 200.000 đồng; hộ chị Nguyễn Thị Thơm ở thôn 15 có 3 khẩu nhưng chỉ được cấp 400.000 đồng. Theo ông Trần Phi Kỳ - Phó Ban thanh tra Nhân dân xã Ea Kuêh, con số đối tượng nghèo bị “ăn chặn” tiền tết kiểu như nói trên có thể lên đến hàng trăm trường hợp.
Để “ăn chặn” tiền tết, cán bộ xã Ea Kuêh còn kê vượt số khẩu và lập danh sách hỗ trợ tới 2 lần cho nhiều hộ khác. Theo kết quả kiểm tra bước đầu của Thanh tra Ủy ban Nhân dân huyện Cư M’gar, cán bộ xã Ea Kuêh đã lập danh sách hỗ trợ 2 lần cho 5 hộ và lập danh sách khống tăng thêm 5 nhân khẩu ở 3 gia đình để bỏ túi 5,6 triệu đồng. Còn theo ông Cao Khả Quang - Trưởng thôn Thác Đá và ông Trần Phi Kỳ, nhiều hộ không còn cư trú tại xã nhưng vẫn được cán bộ xã lập danh sách khống để nhận tiền hỗ trợ tết.
Kết luận thanh tra số 196/KL-TTr, ngày 2011 của Thanh tra huyện Cư M’gar đã khẳng định: “Một số cán bộ xã Ea Kuêh đã lợi dụng chiếm đoạt, cắt xén chế độ của người nghèo, gây thiệt hại cho ngân sách 48,8 triệu đồng”. Thực tế, sau khi bị phát giác, đến cuối năm 2011, cán bộ xã Ea Kuêh đã đem tiền hỗ trợ tết Kỷ Sửu 2009 đến trả cho một số hộ nghèo như một cách khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, theo những người dân đã dũng cảm đứng lên tố cáo thì số đối tượng được trả bổ sung rất ít so với thực tế.
"Vô tư" ăn chặn các chế độ hỗ trợ cho người nghèo
Theo phản ánh của người dân và tìm hiểu thực tế, hầu hết các chính sách hỗ trợ cho người nghèo đều bị Lê Văn Thắng cùng một số “công bộc của dân” ở Ủy ban Nhân dân xã Ea Kuêh tìm cách ăn chặn, xà xẻo.
Từ năm 2009 đến 2011, xã Ea Kuêh có 27 hộ được nghèo được hỗ trợ xây nhà theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, ông Lê Văn Thắng, cán bộ phụ trách công tác xóa đói giảm nghèo của xã đã “đặt vấn đề” với các hộ này muốn nhận tiền thì phải chung chi. Cụ thể, hộ anh Vương Văn Thành, thôn 15 được hỗ trợ và vay ưu đãi 22 triệu đồng để xây nhà đã phải chung chi cho Thắng 2 triệu đồng. Anh Thành cho biết: “Khi tôi nhận tiền hỗ trợ đợt 1 là 10 triệu đồng, ông Thắng đòi chi 2 triệu đồng. Ông Thắng dọa nếu không chi thì sẽ chuyển tiêu chuẩn này cho hộ khác biết điều hơn.”
Theo phản ánh của người dân, các hộ được hỗ trợ xây nhà theo diện 167 đều phải chi cho Thắng từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng, gọi là “công chạy thủ tục.”
Ngay cả với những hộ được hỗ trợ tiền sửa chữa nhà ở khắc phục thiên tai cũng không được buông tha. Năm 2010, xã Ea Kuêh có 5 hộ bị thiệt hại nặng do thiên tai được hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ để sửa chữa nhà ở. Riêng thôn Thác Đá có 3 hộ được hỗ trợ tiền để sửa chữa nhà ở, thì đều bị Lê Văn Thắng cùng Lộc Văn Kỷ - cán bộ Lao đông Thương bình và Xã hội xã Ea Kuêh - tìm cách “ăn chặn” số tiền chính sách này. Cụ thể, hộ Hoàng Văn Hải bị ăn bớt 1 triều đồng, hộ Bùi Văn Giáp 400.000 đồng và hộ Lê Công Long là 300.000 đồng.
Khi thực hiện cấp cây giống theo Chương trình 135 cho các hộ nghèo trong xã, cán bộ xã đã “mạnh dạn” lập danh sách khống cho hàng chục hộ và nhóm hộ không phải là hộ nghèo, gây thất thoát 34,9 triệu đồng. Hầu hết các hộ được hỗ trợ cây giống đều phải ký nhận số lượng cây trong danh sách lớn hơn số lượng cây họ được nhận thực tế rất nhiều. Với hàng trăm hộ được hỗ trợ cây giống và phải ký khống, cán bộ xã đã thu được khoản tiền chênh lệch không nhỏ. Chưa hết, một số hộ không nhận cây giống (vì nhiều lý do như không có đất canh tác, sức khỏe kém không sản xuất được…) nhưng cán bộ xã vẫn “động viên”, ép họ ký vào danh sách nhận cây. Cụ thể, hộ bà Đặng Thị Hiền - thôn Thác Đá - bị ép ký khống trong danh sách nhận 50 cây giống (gồm xoài và bơ) trị giá khoảng 1,5 triệu đồng.
Ngoài ra, nhân dân ở xã Ea Kuêh đã thu thập chứng cứ và tố cáo cán bộ xã này ăn chặn tiền hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, bớt xén tiền hỗ trợ điện thắp sáng cho hộ nghèo, cấp heo giống bị bệnh với giá cao gấp nhiều lần cho dân, thực hiện khống dự án hỗ trợ máy nông nghiệp.
Ông Y Bluk Niê - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã thừa nhận: “Nhiều nội dung tố cáo của dân là đúng sự thật. Thậm chí tiền hỗ trợ tết cho nhiều hộ đến nay vẫn chưa chi đủ, chi sai đối tượng”. Tuy nhiên, ông Y Bluk cũng biện hộ: “Xã đang tiếp tục chi tiền tết của năm 2009, vì có nhiều khẩu của các hộ nghèo mới phát sinh”. Mặt khác, cán bộ Lê Văn Thắng - người sai phạm trực tiếp - đã thực hiện khắc phục một phần sai phạm bằng cách đem tiền trả cho một số gia đình bị “ăn chặn” nên sai phạm cũng không nghiêm trọng như đơn tố cáo.
Cũng theo ông Y Bluk, Lê Văn Thắng sau khi chuyển sang làm cán bộ phụ trách văn phòng của Ủy ban Nhân dân xã và bị nhân dân làm đơn tố cáo nên đã làm đơn xin nghỉ việc và được Ủy ban Nhân dân xã chấp thuận, vì vậy việc xử lý cũng khó khăn.
Cuối năm 2011, Thanh tra Ủy ban Nhân dân huyện Cư M’gar cũng đã thực hiện thanh tra và phát hiện nhiều sai phạm của cán bộ xã Ea Kuêh. Tuy hiên không hiểu sao các sai phạm này vẫn không được xử lý nghiêm minh. Mặt khác, theo ông Trần Phi Kỳ - Phó Ban thanh tra xã Ea Kuêh thì nhiều nội dung kết luận của thanh tra huyện vênh với thực tế kiểm tra của Ban thanh tra xã, theo hướng giảm nhẹ hành vi vi phạm.
Ea Kuêh là xã vùng III - đặc biệt khó khăn - của tỉnh Đắk Lắk, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 60%; tỷ lệ hộ nghèo xấp xỷ 25%. Việc một số cán bộ chức năng của xã như Lê Văn Thắng thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền hỗ trợ cho các hộ nghèo trong một thời gian dài mà không bị xử lý đã gây mất lòng tin của đồng bào các dân tộc ở đây. Mặt khác, lãnh đạo xã không phải là vô can, vì để các cán bộ này thực hiện các hành vi sai phạm kéo dài và có hệ thống như vậy phải được sự dung túng, bao che của những cán bộ lãnh đạo xã./.
Việt Dũng (TTXVN)