Tại lễ míttinh kỷ niệm Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam (1/7) với chủ đề "Tăng cường trách nhiệm, nâng cao năng lực thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế," được tổ chức ngày 1/7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu cần có một tổ chức đại diện để bảo vệ quyền lợi cho người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ đặc điểm của bảo hiểm y tế là sự hợp tác từ ba phía (người dân nộp phí bảo hiểm, nhà quản lý quỹ và cơ quan dịch vụ là ngành y tế).
Trong khi hai cơ quan là ngành y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định rõ về trách nhiệm và quyền lợi, thì người tham gia bảo hiểm y tế chưa có cơ quan, tổ chức đại diện hợp pháp để kiểm soát và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, nguồn thu bảo hiểm y tế là cơ chế xã hội hóa cung cấp nguồn tài chính vững bền phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân; đồng thời, ngành y tế có trách nhiệm cứu chữa cho dù người bệnh là đối tượng nào và bị mắc bệnh trong bất kể hoàn cảnh nào.
Quá trình triển khai Luật Bảo hiểm y tế đã xuất hiện một số tồn tại và hạn chế như quyền lợi của người bị tai nạn giao thông và người mắc bệnh mãn tính vẫn chưa được bảo đảm. Các cơ quan liên quan sớm có hội nghị đánh giá kết quả sau một năm triển khai Luật Bảo hiểm y tế, trao đổi cơ chế tài chính và điều hành để tạo ra sự bình đẳng giữa ba bên (cơ sở khám chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và người khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế).
Ngành y tế tiếp tục triển khai chương trình "Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh bảo hiểm y tế," chú trọng tuyên truyền có tính định hướng bằng cách phối hợp với các tổ chức, ban ngành.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo trong một năm tới, ngành y tế cần hoàn chỉnh quy chế hành động của Luật Bảo hiểm y tế và tháo gỡ các khó khăn để Luật bảo hiểm y tế tiếp tục đi vào cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.
Sau một năm triển khai Luật Bảo hiểm y tế (1/7/2009-1/7/2010), số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã tăng từ 49,5 triệu người (năm 2009) lên 53 triệu người (năm tháng đầu năm năm 2010); như vậy số người tham gia bảo hiểm y tế tăng 3,5 triệu người.
Đến nay, cả nước đã có 50 tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật, có những địa phương đã tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân về chủ trương, chính sách bảo hiểm y tế trên phương tiện thông tin đại chúng như tỉnh Hà Nam, Đà Nẵng, Hải Phòng...; 37 tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo hỗ trợ thực hiện bảo hiểm y tế hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên.
Một số địa phương đã chủ động dùng nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng thuộc hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên, đối tượng người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khi thực hiện quy định cùng chi trả 5% chi phí khám chữa bệnh như Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Quảng Nam...
Tuy nhiên, theo Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Minh Thảo, sau một năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, bên cạnh những kết quả bước đầu, công tác triển khai Luật vẫn còn một số vấn đề tồn tại như việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế còn chậm (mới chỉ có 70% đối tượng tham gia) do nhận thức của chủ sử dụng lao động còn yếu, trong khi đó chế tài xử phát chưa đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp tuân thủ; hoạt động phối hợp liên ngành chưa chặt chẽ; việc thanh toán bảo hiểm y tế cho các trường hợp bị tai nạn giao thông và các đối tượng mắc bệnh mãn tính còn gặp nhiều khó khăn...
Với chủ đề của Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam năm 2010 là "Tăng cường trách nhiệm, nâng cao năng lực thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế," ngành y tế tiếp tục khẳng định quyết tâm huy động sức mạnh của toàn xã hội; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm y tế nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức, công dân về bảo hiểm y tế, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Ngành tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế, góp phần đưa Luật Bảo hiểm y tế từng bước đi vào cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội trong sự phát triển ổn định bền vững, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân./.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ đặc điểm của bảo hiểm y tế là sự hợp tác từ ba phía (người dân nộp phí bảo hiểm, nhà quản lý quỹ và cơ quan dịch vụ là ngành y tế).
Trong khi hai cơ quan là ngành y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định rõ về trách nhiệm và quyền lợi, thì người tham gia bảo hiểm y tế chưa có cơ quan, tổ chức đại diện hợp pháp để kiểm soát và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, nguồn thu bảo hiểm y tế là cơ chế xã hội hóa cung cấp nguồn tài chính vững bền phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân; đồng thời, ngành y tế có trách nhiệm cứu chữa cho dù người bệnh là đối tượng nào và bị mắc bệnh trong bất kể hoàn cảnh nào.
Quá trình triển khai Luật Bảo hiểm y tế đã xuất hiện một số tồn tại và hạn chế như quyền lợi của người bị tai nạn giao thông và người mắc bệnh mãn tính vẫn chưa được bảo đảm. Các cơ quan liên quan sớm có hội nghị đánh giá kết quả sau một năm triển khai Luật Bảo hiểm y tế, trao đổi cơ chế tài chính và điều hành để tạo ra sự bình đẳng giữa ba bên (cơ sở khám chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và người khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế).
Ngành y tế tiếp tục triển khai chương trình "Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh bảo hiểm y tế," chú trọng tuyên truyền có tính định hướng bằng cách phối hợp với các tổ chức, ban ngành.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo trong một năm tới, ngành y tế cần hoàn chỉnh quy chế hành động của Luật Bảo hiểm y tế và tháo gỡ các khó khăn để Luật bảo hiểm y tế tiếp tục đi vào cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.
Sau một năm triển khai Luật Bảo hiểm y tế (1/7/2009-1/7/2010), số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã tăng từ 49,5 triệu người (năm 2009) lên 53 triệu người (năm tháng đầu năm năm 2010); như vậy số người tham gia bảo hiểm y tế tăng 3,5 triệu người.
Đến nay, cả nước đã có 50 tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật, có những địa phương đã tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân về chủ trương, chính sách bảo hiểm y tế trên phương tiện thông tin đại chúng như tỉnh Hà Nam, Đà Nẵng, Hải Phòng...; 37 tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo hỗ trợ thực hiện bảo hiểm y tế hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên.
Một số địa phương đã chủ động dùng nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng thuộc hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên, đối tượng người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khi thực hiện quy định cùng chi trả 5% chi phí khám chữa bệnh như Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Quảng Nam...
Tuy nhiên, theo Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Minh Thảo, sau một năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, bên cạnh những kết quả bước đầu, công tác triển khai Luật vẫn còn một số vấn đề tồn tại như việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế còn chậm (mới chỉ có 70% đối tượng tham gia) do nhận thức của chủ sử dụng lao động còn yếu, trong khi đó chế tài xử phát chưa đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp tuân thủ; hoạt động phối hợp liên ngành chưa chặt chẽ; việc thanh toán bảo hiểm y tế cho các trường hợp bị tai nạn giao thông và các đối tượng mắc bệnh mãn tính còn gặp nhiều khó khăn...
Với chủ đề của Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam năm 2010 là "Tăng cường trách nhiệm, nâng cao năng lực thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế," ngành y tế tiếp tục khẳng định quyết tâm huy động sức mạnh của toàn xã hội; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm y tế nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức, công dân về bảo hiểm y tế, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Ngành tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế, góp phần đưa Luật Bảo hiểm y tế từng bước đi vào cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội trong sự phát triển ổn định bền vững, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)