Để đưa một phần tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam đi vào khai thác từ năm 2020, ngành đường sắt phải đào tạo trên 6.500 nhân viên ở nước ngoài để quản lý vận hành khai thác toàn bộ hệ thống.
Con số này được đưa ra theo tính toán của Liên danh tư vấn Việt-Nhật (VJC) gồm công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Giao thông vận tải, Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), Hiệp hội dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nippon Koie (NK).
Theo Liên danh VJC, công tác đào tạo dự kiến kéo dài trong năm năm, bắt đầu từ năm 2015, kết thúc vào cuối năm 2019, mỗi năm bình quân phải tuyển chọn và đào tạo 1.300 người.
Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” trong đó ghi rõ mục tiêu phấn đấu của Việt Nam đến năm 2020 đưa một số đoạn đường sắt cao tốc Bắc-Nam vào khai thác.
Tuy nhiên, hiện tại dự án còn quá nhiều việc phải làm để đi tới đích. Trong đó, khó khăn nhất là việc huy động vốn bởi đầu tư đường sắt cao tốc cần số vốn rất lớn (dự kiến trên 55,8 tỷ USD) và không dễ dàng huy động ngay được.
Ngoài ra, nguồn nhân lực để thực hiện dự án cũng là một thách thức lớn đối với ngành đường sắt Việt Nam. Tàu cao tốc là lĩnh vực sử dụng công nghệ cao (tàu chạy từ 300 km/h trở lên và sử dụng công nghệ tự động, điện khí hóa), trong khi đó nguồn nhân lực của Việt Nam chưa thể đáp ứng, phải mất một quá trình đào tạo và chuẩn bị các điều kiện.
Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Tàu cao tốc được thiết kế với vận tốc 350km/h, nhưng sẽ khai thác ở mức 300km/h.
Với tốc độ chạy tàu này, khi đường sắt cao tốc Bắc-Nam hoàn thành, hành trình chạy tàu từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chỉ mất khoảng 5 giờ 30 phút./.
Con số này được đưa ra theo tính toán của Liên danh tư vấn Việt-Nhật (VJC) gồm công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Giao thông vận tải, Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), Hiệp hội dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nippon Koie (NK).
Theo Liên danh VJC, công tác đào tạo dự kiến kéo dài trong năm năm, bắt đầu từ năm 2015, kết thúc vào cuối năm 2019, mỗi năm bình quân phải tuyển chọn và đào tạo 1.300 người.
Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” trong đó ghi rõ mục tiêu phấn đấu của Việt Nam đến năm 2020 đưa một số đoạn đường sắt cao tốc Bắc-Nam vào khai thác.
Tuy nhiên, hiện tại dự án còn quá nhiều việc phải làm để đi tới đích. Trong đó, khó khăn nhất là việc huy động vốn bởi đầu tư đường sắt cao tốc cần số vốn rất lớn (dự kiến trên 55,8 tỷ USD) và không dễ dàng huy động ngay được.
Ngoài ra, nguồn nhân lực để thực hiện dự án cũng là một thách thức lớn đối với ngành đường sắt Việt Nam. Tàu cao tốc là lĩnh vực sử dụng công nghệ cao (tàu chạy từ 300 km/h trở lên và sử dụng công nghệ tự động, điện khí hóa), trong khi đó nguồn nhân lực của Việt Nam chưa thể đáp ứng, phải mất một quá trình đào tạo và chuẩn bị các điều kiện.
Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Tàu cao tốc được thiết kế với vận tốc 350km/h, nhưng sẽ khai thác ở mức 300km/h.
Với tốc độ chạy tàu này, khi đường sắt cao tốc Bắc-Nam hoàn thành, hành trình chạy tàu từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chỉ mất khoảng 5 giờ 30 phút./.
Uông Lam (Vietnam+)