Các quốc gia Đông Nam Á và một số nước khác trên thế giới cần ít nhất 450 triệu USD trong vòng ba năm tới để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc artemisinin của một số ký sinh trùng sốt rét vốn ngày càng gia tăng, đang ảnh hưởng đến cuộc chiến phòng chống và ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm gây chết người này.
Lời kêu gọi trên được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra trong tuyên bố ngày 24/10.
Trong tuyên bố, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của WHO, ông Shin Young-Soo cho biết 5 năm sau khi tổ chức này cảnh báo rằng thuốc artemisinin có thể sẽ không còn hiệu quả trong việc điều trị căn bệnh này, tình trạng kháng thuốc chống sốt rét đã được phát hiện ở một số nước Đông Nam Á, trong đó có Myanmar, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan...
Ông Shin Young-Soo cho rằng hiện tượng kháng thuốc lan nhanh không chỉ phá hủy những thành quả trong công tác phòng chống bệnh sốt rét của các quốc gia mà còn có nguy cơ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người trên toàn cầu.
Theo ông Shin Young-Soo, mặc dù các nước phát triển đã có sự ủng hộ mạnh mẽ đối với nỗ lực phòng chống bệnh sốt rét, tuy nhiên WHO vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài chính trong nỗ lực ngăn chặn hiện tượng kháng artemisinin.
Phương pháp điều trị kết hợp dựa trên artemisinin (ACT) là liệu pháp điều trị hàng đầu đối với các trường hợp sốt rét do Plasmodium falciparum, một trong bốn loại ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở người và là chủng gây tử vong cao nhất trong bệnh này.
Loại thuốc này đã được công nhận là đem lại thành công đáng kể trong việc giảm tỷ lệ tử vong do sốt rét trên toàn cầu trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, hiệu quả của ACT đang bị đe dọa bởi việc xuất hiện ký sinh trùng kháng artemisinin.
Ngoài ra, theo WHO, không chỉ có tình trạng kháng thuốc, việc phân phối thuốc giả, thuốc kém chất lượng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị bệnh sốt rét.
Theo số liệu của WHO, bệnh sốt rét, vốn lây truyền chủ yếu qua đường muỗi đốt, mỗi năm cướp đi sinh mạng của khoảng 660.000 người trên toàn thế giới. Sốt rét hiện vẫn là một vấn đề ở Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, Quần đảo Solomon, Hàn Quốc và Vanuatu.
Kêu gọi và cảnh báo trên được WHO đưa ra nhân cuộc họp diễn ra tuần này ở Manila (Philippines) của các quan chức y tế cấp cao các nước Đông Á và Tây Thái Bình Dương nhằm phối hợp ủng hộ nỗ lực quốc tế phòng chống sốt rét và những căn bệnh khác.
Trước đó, Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, bệnh lao và bệnh sốt rét, có trụ sở tại Thụy Sĩ, đã cam kết hỗ trợ 100 triệu USD cho chiến dịch ngăn chặn tình trạng kháng thuốc sốt rét./.
Lời kêu gọi trên được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra trong tuyên bố ngày 24/10.
Trong tuyên bố, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của WHO, ông Shin Young-Soo cho biết 5 năm sau khi tổ chức này cảnh báo rằng thuốc artemisinin có thể sẽ không còn hiệu quả trong việc điều trị căn bệnh này, tình trạng kháng thuốc chống sốt rét đã được phát hiện ở một số nước Đông Nam Á, trong đó có Myanmar, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan...
Ông Shin Young-Soo cho rằng hiện tượng kháng thuốc lan nhanh không chỉ phá hủy những thành quả trong công tác phòng chống bệnh sốt rét của các quốc gia mà còn có nguy cơ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người trên toàn cầu.
Theo ông Shin Young-Soo, mặc dù các nước phát triển đã có sự ủng hộ mạnh mẽ đối với nỗ lực phòng chống bệnh sốt rét, tuy nhiên WHO vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài chính trong nỗ lực ngăn chặn hiện tượng kháng artemisinin.
Phương pháp điều trị kết hợp dựa trên artemisinin (ACT) là liệu pháp điều trị hàng đầu đối với các trường hợp sốt rét do Plasmodium falciparum, một trong bốn loại ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở người và là chủng gây tử vong cao nhất trong bệnh này.
Loại thuốc này đã được công nhận là đem lại thành công đáng kể trong việc giảm tỷ lệ tử vong do sốt rét trên toàn cầu trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, hiệu quả của ACT đang bị đe dọa bởi việc xuất hiện ký sinh trùng kháng artemisinin.
Ngoài ra, theo WHO, không chỉ có tình trạng kháng thuốc, việc phân phối thuốc giả, thuốc kém chất lượng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị bệnh sốt rét.
Theo số liệu của WHO, bệnh sốt rét, vốn lây truyền chủ yếu qua đường muỗi đốt, mỗi năm cướp đi sinh mạng của khoảng 660.000 người trên toàn thế giới. Sốt rét hiện vẫn là một vấn đề ở Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, Quần đảo Solomon, Hàn Quốc và Vanuatu.
Kêu gọi và cảnh báo trên được WHO đưa ra nhân cuộc họp diễn ra tuần này ở Manila (Philippines) của các quan chức y tế cấp cao các nước Đông Á và Tây Thái Bình Dương nhằm phối hợp ủng hộ nỗ lực quốc tế phòng chống sốt rét và những căn bệnh khác.
Trước đó, Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, bệnh lao và bệnh sốt rét, có trụ sở tại Thụy Sĩ, đã cam kết hỗ trợ 100 triệu USD cho chiến dịch ngăn chặn tình trạng kháng thuốc sốt rét./.
(TTXVN)