Trong chiến lược phát triển những năm tới, ngành du lịch cần tăng tính chuyên nghiệp, phát huy thế mạnh du lịch văn hóa và đặc biệt, cần thể hiện rõ quan điểm chấm dứt tình trạng xung đột giữa thiên nhiên, văn hóa với du lịch.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh chỉ đạo này trong cuộc họp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch về Đề án chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 chiều ngày 14/12, tại Hà Nội.
Chiến lược Du lịch quốc gia đang được Bộ hoàn thiện xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những quan điểm cũng như thành tựu của giai đoạn trước. Tuy nhiên, điểm đột phá trong chiến lược được khẳng định là sẽ phát triển từ bề rộng sang chiều sâu theo hướng hiệu quả, chuyên nghiệp, có chất lượng, thương hiệu, sức cạnh tranh.
Và, trong giai đoạn mới, doanh nghiệp du lịch được xác định đóng vai trò nòng cốt. Bởi thời gian qua, lãnh đạo ngành đã chứng kiến sự vươn mình mạnh mẽ để tạo vị thế, giá trị của hơn 1.000 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa, vận chuyển, lưu trú du lịch Việt Nam. Đây chính là lực lượng đóng góp lớn trong tỷ trọng GDP của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng lưu ý thêm việc cần phát huy hơn nữa lợi thế cạnh tranh trong du lịch của Việt Nam, đó là có bờ biển dài, hệ thống hang động, biển đảo phong phú.
Không chỉ đánh giá cao thành công đã đạt được của ngành Du lịch, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân còn cho ý kiến về những điểm phải chỉnh sửa trong chiến lược, như cần xác định rõ mục tiêu phát triển du lịch quốc tế, làm rõ tỷ lệ du khách quốc tế/người dân.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân vì sao tỷ lệ du khách quốc tế quay trở lại Việt Nam thấp cũng như ngành Du lịch cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân lực theo hướng đạt chuẩn quốc tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế, tập trung đầu tư cho công tác quy hoạch nguồn nhân lực...
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư xây dựng chiến lược phát triển theo hướng căn cơ, toàn diện, cụ thể hơn nữa và sớm trình Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đưa ra là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại.
Đầu tư phát triển cho sản phẩm du lịch có thương hiệu và chất lượng cao mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Trước mắt, ngành Du lịch cũng đưa ra mục tiêu cụ thể, đến năm 2015 thu hút 7-7,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 35-37 triệu lượt khách nội địa. Phấn đấu tỷ trọng GDP du lịch đóng góp 5,5%-6% GDP cả nước.
Đến năm 2020 thu hút 10-10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47-48 triệu lượt khách nội địa. Phấn đấu tỷ trọng GDP du lịch đóng góp 6,5% -7% GDP cả nước, tăng trung bình 11-11,5%.
Về số lượng buồng lưu trú, phấn đấu đến năm 2020 cả nước có 580.000 và đến năm 2030 con số này sẽ tăng lên khoảng 900.000.
Theo tính toán của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành du lịch 10 năm cần khoảng 42,5 tỷ USD./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh chỉ đạo này trong cuộc họp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch về Đề án chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 chiều ngày 14/12, tại Hà Nội.
Chiến lược Du lịch quốc gia đang được Bộ hoàn thiện xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những quan điểm cũng như thành tựu của giai đoạn trước. Tuy nhiên, điểm đột phá trong chiến lược được khẳng định là sẽ phát triển từ bề rộng sang chiều sâu theo hướng hiệu quả, chuyên nghiệp, có chất lượng, thương hiệu, sức cạnh tranh.
Và, trong giai đoạn mới, doanh nghiệp du lịch được xác định đóng vai trò nòng cốt. Bởi thời gian qua, lãnh đạo ngành đã chứng kiến sự vươn mình mạnh mẽ để tạo vị thế, giá trị của hơn 1.000 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa, vận chuyển, lưu trú du lịch Việt Nam. Đây chính là lực lượng đóng góp lớn trong tỷ trọng GDP của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng lưu ý thêm việc cần phát huy hơn nữa lợi thế cạnh tranh trong du lịch của Việt Nam, đó là có bờ biển dài, hệ thống hang động, biển đảo phong phú.
Không chỉ đánh giá cao thành công đã đạt được của ngành Du lịch, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân còn cho ý kiến về những điểm phải chỉnh sửa trong chiến lược, như cần xác định rõ mục tiêu phát triển du lịch quốc tế, làm rõ tỷ lệ du khách quốc tế/người dân.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân vì sao tỷ lệ du khách quốc tế quay trở lại Việt Nam thấp cũng như ngành Du lịch cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân lực theo hướng đạt chuẩn quốc tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế, tập trung đầu tư cho công tác quy hoạch nguồn nhân lực...
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư xây dựng chiến lược phát triển theo hướng căn cơ, toàn diện, cụ thể hơn nữa và sớm trình Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đưa ra là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại.
Đầu tư phát triển cho sản phẩm du lịch có thương hiệu và chất lượng cao mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Trước mắt, ngành Du lịch cũng đưa ra mục tiêu cụ thể, đến năm 2015 thu hút 7-7,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 35-37 triệu lượt khách nội địa. Phấn đấu tỷ trọng GDP du lịch đóng góp 5,5%-6% GDP cả nước.
Đến năm 2020 thu hút 10-10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47-48 triệu lượt khách nội địa. Phấn đấu tỷ trọng GDP du lịch đóng góp 6,5% -7% GDP cả nước, tăng trung bình 11-11,5%.
Về số lượng buồng lưu trú, phấn đấu đến năm 2020 cả nước có 580.000 và đến năm 2030 con số này sẽ tăng lên khoảng 900.000.
Theo tính toán của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành du lịch 10 năm cần khoảng 42,5 tỷ USD./.
ChiLê (Vietnam+)