Người phát ngôn Ngân hàng Nhà nước Campuchia (NBC), Nguon Sokha cho biết NBC đang chuẩn bị các biện pháp siết chặt quản lý tiền tệ nhằm ngăn chặn đà lạm phát tại nước này có thể vọt lên mức 8-9% trong năm nay.
Dự báo tỷ lệ lạm phát tại Campuchia trong năm 2011 của NBC là cao hơn nhiều so với dự tính 6,5% mà văn phòng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Campuchia đưa ra.
Nguồn tin từ NBC cho biết cơ quan này có thể sẽ tổ chức cuộc họp trong tháng 8/2011 để cân nhắc liệu có ra quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, từ mức 12% các ngoại tệ gửi ngân hàng, lên 16% hoặc cao hơn. Người phát ngôn Nguon Sokha chưa khẳng định về quyết định trên, nhưng cho biết ủy ban chính sách tiền tệ của NBC sẽ có một thông báo rõ ràng trong tháng này.
Giá tiêu dùng và xăng dầu tăng liên tục tại Campuchia là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ lạm phát gia tăng ngoài dự kiến tại đất nước chùa tháp. Thông báo của NBC khẳng định cơ quan này đang nỗ lực duy trì ổn định giá cả, và cho biết Campuchia không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực đang cân nhắc các biện pháp siết chặt quản lý tiền tệ.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, mặc dù Campuchia có tỷ lệ đôla (USD) hóa cao - chiếm khoảng 90% lượng tiền tệ nước này - nhưng NBC ban hành quá ít các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách tiền tệ, cũng như tính hiệu quả trong các lực chọn quản lý tiền tệ của nước này khá hạn chế.
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Kinh doanh Campuchia, ông Suzuki Hiroshi nhận định tỷ lệ lạm phát của Campuchia là chưa cao so với những nước trong khu vực như Việt Nam, đồng thời cho rằng vẫn còn quá sớm để tính đến khả năng xiết chặt quản lý tiền tệ ở Campuchia.
Ông Hiroshi nói: “NBC sẽ khó mà thực hiện được các biện pháp quản lý tiền tệ để giữ nhịp nền kinh tế, vì tỷ lệ đô la hóa nền kinh tế nước này quá cao.”
Chuyên gia này điều quan trọng nhất là Chính phủ Campuchia nên đa dạng hóa và tăng cường chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, để giúp nền kinh tế nước này giảm thiểu các “cú sốc” tác động từ bên ngoài./.
Dự báo tỷ lệ lạm phát tại Campuchia trong năm 2011 của NBC là cao hơn nhiều so với dự tính 6,5% mà văn phòng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Campuchia đưa ra.
Nguồn tin từ NBC cho biết cơ quan này có thể sẽ tổ chức cuộc họp trong tháng 8/2011 để cân nhắc liệu có ra quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, từ mức 12% các ngoại tệ gửi ngân hàng, lên 16% hoặc cao hơn. Người phát ngôn Nguon Sokha chưa khẳng định về quyết định trên, nhưng cho biết ủy ban chính sách tiền tệ của NBC sẽ có một thông báo rõ ràng trong tháng này.
Giá tiêu dùng và xăng dầu tăng liên tục tại Campuchia là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ lạm phát gia tăng ngoài dự kiến tại đất nước chùa tháp. Thông báo của NBC khẳng định cơ quan này đang nỗ lực duy trì ổn định giá cả, và cho biết Campuchia không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực đang cân nhắc các biện pháp siết chặt quản lý tiền tệ.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, mặc dù Campuchia có tỷ lệ đôla (USD) hóa cao - chiếm khoảng 90% lượng tiền tệ nước này - nhưng NBC ban hành quá ít các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách tiền tệ, cũng như tính hiệu quả trong các lực chọn quản lý tiền tệ của nước này khá hạn chế.
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Kinh doanh Campuchia, ông Suzuki Hiroshi nhận định tỷ lệ lạm phát của Campuchia là chưa cao so với những nước trong khu vực như Việt Nam, đồng thời cho rằng vẫn còn quá sớm để tính đến khả năng xiết chặt quản lý tiền tệ ở Campuchia.
Ông Hiroshi nói: “NBC sẽ khó mà thực hiện được các biện pháp quản lý tiền tệ để giữ nhịp nền kinh tế, vì tỷ lệ đô la hóa nền kinh tế nước này quá cao.”
Chuyên gia này điều quan trọng nhất là Chính phủ Campuchia nên đa dạng hóa và tăng cường chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, để giúp nền kinh tế nước này giảm thiểu các “cú sốc” tác động từ bên ngoài./.
Trần Long (Vietnam+)