Ngày 1/11, phiên họp đầu tiên về rà soát chính sách thương mại của Campuchia đã được bắt đầu tại trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva, Thụy Sĩ.
Theo giới chuyên môn, Campuchia là quốc gia đầu tiên trong nhóm các quốc gia chậm phát triển (LDC) gia nhập WTO theo trình tự đầy đủ thực hiện nghĩa vụ này.
Đánh giá về chính sách thương mại của Campuchia kể từ khi gia nhập WTO năm 2004 tới nay, báo cáo của Ban Thư ký WTO cũng như các quốc gia thành viên WTO đều thống nhất cho rằng, chính sách thương mại của Campuchia đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao của nước này ở mức trung bình 10%/năm (mức cao nhất đối với các quốc gia chậm phát triển ở châu Á).
Ngoài ra, liên quan tới tự do hóa thương mại, nước này đã tiến hành giảm khung thuế xuất từ 12 xuống còn 4, cũng như thực hiện các biện pháp đơn giản hóa và hạ thấp các hàng rào thuế quan.
Đặc biệt, Phnom Penh đã đề ra kế hoạch hành động thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO trên tất cả các lĩnh vực từ sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (TRIPS), rào cản kỹ thuật thương mại (TBT), kiểm dịch động thực vật (SPS).
Phát biểu tại phiên họp rà soát chính sách thương mại của Campuchia, Tham tán Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, ông Hà Quang Doãn khẳng định, Việt Nam đánh giá cao những thành tựu về kinh tế, cải cách luật pháp và thực hiện tự do hóa thương mại của nước này kể từ khi gia nhập WTO năm 2004.
Về tự do hóa thương mại, ông Hà Quang Doãn nhấn mạnh, Campuchia đã loại bỏ các dòng thuế cao nhất, cắt giảm các dòng thuế trên diện rộng từ 10.700 dòng thuế xuống còn 8.300 trong năm 2011.
Tuy vậy, kinh tế Campuchia quá phụ thuộc vào xuất khẩu may mặc sang các thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu, cũng như nhập khẩu của nước này chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp thực phẩm và xăng dầu.
Theo đại diện của phái đoàn Việt Nam, Việt Nam luôn coi Campuchia là một đối tác thương mại quan trọng và vì vậy mong muốn nước này đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu.
Thủ tục rà soát chính sách thương mại định kỳ của các quốc gia thành viên WTO được quy định trong các hiệp định của WTO. Chu kỳ rà soát chính sách thương mại đối với các thành viên WTO được quy định tùy theo quy mô và độ lớn của thị trường quốc gia đó.
Dự kiến phiên họp rà soát chính sách thương mại của Campuchia sẽ kết thúc vào ngày 3/11 tới./.
Theo giới chuyên môn, Campuchia là quốc gia đầu tiên trong nhóm các quốc gia chậm phát triển (LDC) gia nhập WTO theo trình tự đầy đủ thực hiện nghĩa vụ này.
Đánh giá về chính sách thương mại của Campuchia kể từ khi gia nhập WTO năm 2004 tới nay, báo cáo của Ban Thư ký WTO cũng như các quốc gia thành viên WTO đều thống nhất cho rằng, chính sách thương mại của Campuchia đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao của nước này ở mức trung bình 10%/năm (mức cao nhất đối với các quốc gia chậm phát triển ở châu Á).
Ngoài ra, liên quan tới tự do hóa thương mại, nước này đã tiến hành giảm khung thuế xuất từ 12 xuống còn 4, cũng như thực hiện các biện pháp đơn giản hóa và hạ thấp các hàng rào thuế quan.
Đặc biệt, Phnom Penh đã đề ra kế hoạch hành động thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO trên tất cả các lĩnh vực từ sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (TRIPS), rào cản kỹ thuật thương mại (TBT), kiểm dịch động thực vật (SPS).
Phát biểu tại phiên họp rà soát chính sách thương mại của Campuchia, Tham tán Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, ông Hà Quang Doãn khẳng định, Việt Nam đánh giá cao những thành tựu về kinh tế, cải cách luật pháp và thực hiện tự do hóa thương mại của nước này kể từ khi gia nhập WTO năm 2004.
Về tự do hóa thương mại, ông Hà Quang Doãn nhấn mạnh, Campuchia đã loại bỏ các dòng thuế cao nhất, cắt giảm các dòng thuế trên diện rộng từ 10.700 dòng thuế xuống còn 8.300 trong năm 2011.
Tuy vậy, kinh tế Campuchia quá phụ thuộc vào xuất khẩu may mặc sang các thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu, cũng như nhập khẩu của nước này chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp thực phẩm và xăng dầu.
Theo đại diện của phái đoàn Việt Nam, Việt Nam luôn coi Campuchia là một đối tác thương mại quan trọng và vì vậy mong muốn nước này đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu.
Thủ tục rà soát chính sách thương mại định kỳ của các quốc gia thành viên WTO được quy định trong các hiệp định của WTO. Chu kỳ rà soát chính sách thương mại đối với các thành viên WTO được quy định tùy theo quy mô và độ lớn của thị trường quốc gia đó.
Dự kiến phiên họp rà soát chính sách thương mại của Campuchia sẽ kết thúc vào ngày 3/11 tới./.
Đức Hùng/Geneva (Vietnam+)