Theo các nguồn tin nước ngoài, sau cuộc hội đàm kéo dài 90 phút sáng 6/2 gần ngôi đền cổ Preah Vihear, chiều 6/2, các Tư lệnh quân đội Campuchia và Thái Lan đã đạt được thỏa thuận tránh để xảy ra thêm các đụng độ quân sự, hạ nhiệt tình hình căng thẳng tại khu vực biên giới tranh chấp sau các vụ giao tranh đẫm máu ngày 4 và 5/2.
Vụ giao tranh làm 32 binh sĩ Thái Lan và hai người Campuchia thiệt mạng, 20 binh sĩ Campuchia khác bị thương.
Đây là vòng thương lượng thứ hai giữa các chỉ huy quân đội Campuchia và Thái Lan về vấn đề tranh chấp biên giới tại khu vực gần ngôi đền cổ Preah Vihear trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa hai nước láng giềng gia tăng.
Quân đội hai bên cũng nhất trí cho phép hơn 2.000 dân Campuchia và khoảng 50.000 dân Thái Lan sinh sống ở khu vực xảy ra đụng độ cạnh ngôi đền Preah Vihear trở về nhà của họ sau hai ngày sơ tán.
Ngoài ra, hai bên cũng quyết định không tăng thêm quân tới khu vực biên giới và số binh sĩ đã triển khai tại những khu vực này sẽ rút về các vị trí trước thời điểm giao tranh bùng phát chiều 4/2.
Tuy nhiên, Campuchia và Thái Lan thỏa thuận mỗi bên sẽ cắm lại năm binh sĩ gần Mũi Sambok Khmum nằm cạnh đền Preah Vihear để phòng ngừa bạo lực leo thang. Chỉ huy quân sự hai nước cũng quyết định thường xuyên gặp nhau để tránh để nảy sinh các vụ đụng độ mới.
Ngày 5/2, Campuchia đã chính thức khiếu nại lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc binh lính Thái Lan xâm phạm lãnh thổ nước này trong hai ngày 4-5/2.
Trong bối cảnh tình hình biên giới hai nước thêm căng thẳng, Indonesia - hiện giữ chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), muốn đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai nước thành viên ASEAN này.
Theo dự kiến, ngày 7/2, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa sẽ đi thăm Campuchia và ngày 8/2 sẽ tiếp tục tới Bangkok, Thái Lan nhằm thực hiện vai trò nêu trên./.
Vụ giao tranh làm 32 binh sĩ Thái Lan và hai người Campuchia thiệt mạng, 20 binh sĩ Campuchia khác bị thương.
Đây là vòng thương lượng thứ hai giữa các chỉ huy quân đội Campuchia và Thái Lan về vấn đề tranh chấp biên giới tại khu vực gần ngôi đền cổ Preah Vihear trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa hai nước láng giềng gia tăng.
Quân đội hai bên cũng nhất trí cho phép hơn 2.000 dân Campuchia và khoảng 50.000 dân Thái Lan sinh sống ở khu vực xảy ra đụng độ cạnh ngôi đền Preah Vihear trở về nhà của họ sau hai ngày sơ tán.
Ngoài ra, hai bên cũng quyết định không tăng thêm quân tới khu vực biên giới và số binh sĩ đã triển khai tại những khu vực này sẽ rút về các vị trí trước thời điểm giao tranh bùng phát chiều 4/2.
Tuy nhiên, Campuchia và Thái Lan thỏa thuận mỗi bên sẽ cắm lại năm binh sĩ gần Mũi Sambok Khmum nằm cạnh đền Preah Vihear để phòng ngừa bạo lực leo thang. Chỉ huy quân sự hai nước cũng quyết định thường xuyên gặp nhau để tránh để nảy sinh các vụ đụng độ mới.
Ngày 5/2, Campuchia đã chính thức khiếu nại lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc binh lính Thái Lan xâm phạm lãnh thổ nước này trong hai ngày 4-5/2.
Trong bối cảnh tình hình biên giới hai nước thêm căng thẳng, Indonesia - hiện giữ chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), muốn đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai nước thành viên ASEAN này.
Theo dự kiến, ngày 7/2, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa sẽ đi thăm Campuchia và ngày 8/2 sẽ tiếp tục tới Bangkok, Thái Lan nhằm thực hiện vai trò nêu trên./.
(TTXVN/Vietnam+)