Theo Báo cáo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2013 do tổ chức nghiên cứu môi trường Germanwatch đưa ra ngày 27/11, Campuchia là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về mức độ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu trong năm 2011, đứng thứ 28 trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến năm 2012.
Báo cáo cho biết Campuchia nằm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm 2011, chỉ sau Thái Lan.
Năm ngoái, thiên tai đã khiến 247 người Campuchia thiệt mạng, hàng nghìn người khác bị thương, hàng chục nghìn hécta hoa màu và nhà cửa, các công trình công cộng bị hủy hoại, làm thiệt hại khoảng 3,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Campuchia bị coi là một quốc gia dễ bị tổn thương từ tác động của biến đổi khí hậu do nền kinh tế sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước tự nhiên canh tác trên nền đất thấp và thiếu cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ thích hợp để đối phó với các hiệu ứng biến đổi khí hậu.
Khi nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai sẽ dẫn đến các vấn đề khác như an ninh lương thực, thất nghiệp và bất ổn xã hội như sức khỏe, thất nghiệp, di cư và suy giảm hệ thống giáo dục.
Những biểu hiện của tác hại biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng cao và gia tăng lũ lụt, bão lốc, mưa lớn bất thường, cường độ cao cũng như các hậu quả tác động đến môi trường tự nhiên đều thể hiện rõ nét tại Campuchia.
Giám đốc Văn phòng quốc gia quản lý thiên tai Campuchia Keo Vy thừa nhận Campuchia là một quốc gia nghèo nên sẽ rất khó khăn trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Để giải quyết vấn đề này, Campuchia cần có sự hợp tác, hỗ trợ của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Từ năm 1999, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã hỗ trợ Campuchia trong các nghiên cứu, báo cáo kỹ thuật về biến đổi khí hậu, với sự tài trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF).
Cho đến nay, các hoạt động tăng cường năng lực của chính phủ để đối phó với biến đổi khí hậu vẫn đang được triển khai, thông qua các chương trình của Văn phòng quốc gia quản lý thiên tai Campuchia./.
Báo cáo cho biết Campuchia nằm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm 2011, chỉ sau Thái Lan.
Năm ngoái, thiên tai đã khiến 247 người Campuchia thiệt mạng, hàng nghìn người khác bị thương, hàng chục nghìn hécta hoa màu và nhà cửa, các công trình công cộng bị hủy hoại, làm thiệt hại khoảng 3,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Campuchia bị coi là một quốc gia dễ bị tổn thương từ tác động của biến đổi khí hậu do nền kinh tế sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước tự nhiên canh tác trên nền đất thấp và thiếu cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ thích hợp để đối phó với các hiệu ứng biến đổi khí hậu.
Khi nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai sẽ dẫn đến các vấn đề khác như an ninh lương thực, thất nghiệp và bất ổn xã hội như sức khỏe, thất nghiệp, di cư và suy giảm hệ thống giáo dục.
Những biểu hiện của tác hại biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng cao và gia tăng lũ lụt, bão lốc, mưa lớn bất thường, cường độ cao cũng như các hậu quả tác động đến môi trường tự nhiên đều thể hiện rõ nét tại Campuchia.
Giám đốc Văn phòng quốc gia quản lý thiên tai Campuchia Keo Vy thừa nhận Campuchia là một quốc gia nghèo nên sẽ rất khó khăn trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Để giải quyết vấn đề này, Campuchia cần có sự hợp tác, hỗ trợ của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Từ năm 1999, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã hỗ trợ Campuchia trong các nghiên cứu, báo cáo kỹ thuật về biến đổi khí hậu, với sự tài trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF).
Cho đến nay, các hoạt động tăng cường năng lực của chính phủ để đối phó với biến đổi khí hậu vẫn đang được triển khai, thông qua các chương trình của Văn phòng quốc gia quản lý thiên tai Campuchia./.
Xuân Khu (Vietnam+)