Các đường dây điện không có điện chạy ngang dọc ngôi làng Mparo ở miền Đông Cameroon, nhưng cư dân ở đây đang hy vọng một mỏ kim cương được hứa hẹn đầu tư đã lâu sẽ thay đổi điều đó.
Việc phát hiện ra mỏ kim cương Mobilong không xa ngôi làng cách thủ đô Yaounde 700 km này có thể cải thiện rất đáng kể đời sống người dân ở đây. Chính quyền Cameroon trước đó đã trao dự án cho công ty Hàn Quốc C&K Mining, với một giấy phép khai thác 25 năm. Công ty này nói họ sẽ bắt đầu khai thác từ năm 2012.
Nếu mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch, Mparo, cùng với sáu ngôi làng khác, sẽ nhận 10% của khoản thuế 8% đánh lên tất cả các hoạt động khai thác ở mỏ kim cương. “Chúng tôi hy vọng đời sống sẽ được cải thiện, trường học, bệnh viện, đường xá và điện. Hiện giờ, chúng tôi chẳng có gì," Francois Metoya từ làng Mboy nói.
“Dân làng ở đây rất nghèo, không có đường trải nhựa, trường học có, nhưng không có lớp, ghế hay sách giáo khoa,” Victor Amougou từ một nhóm cứu trợ địa phương ở thị trấn Yokadouma, khu đô thị gần mỏ kim cương nhất, nói. “Hoạt động kinh tế truyền thống ở đây là nông nghiệp, săn bắn, câu cá và lấy gỗ trong rừng.”
Ở làng Mang, người dân đang rất hy vọng kim cương sẽ giúp mở lại các lớp học ở một trường đại học kỹ thuật “không thể mở cửa vào năm ngoái,” theo lời linh mục Marcellin Ikouawe, vì không có đủ giáo viên dạy năm môn theo yêu cầu.
Còn Jean-Jacques Kenmogne, từ Mparo, hy vọng sẽ có điện. “Chúng tôi biết những người Hàn Quốc rất giỏi về điện mặt trời. Nếu họ thực hiện dự án điện cho làng, người dân sẽ rất có lợi,” Kenmogne nói.
Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, nhà chức trách đã mở cuộc điều tra đối với những cáo buộc tham nhũng liên quan đến các quan chức Hàn Quốc và công ty C&K Mining.
Cuộc điều tra liên quan tới quy mô thực sự của trữ lượng kim cương ở mỏ Mobilong. Ước tính ban đầu của C&K Mining cho rằng mỏ có trữ lượng lên tới 420 triệu ca-ra, nhiều gấp 2,5 lần tổng sản lượng kim cương thế giới trong năm 2007. Nhiều người cho rằng trữ lượng thực sự phải thấp hơn. Hai nhóm nhân đạo ở Cameroon cũng đã yêu cầu ngưng các hoạt động khai thác của C&K Mining và quốc hội đang điều tra việc cấp phép.
Nhưng nguồn tin giấu tên từ công ty nói với AFP rằng ước tính ban đầu của họ là đúng. Theo nguồn này, C&K Mining đã đầu tư hơn 10 triệu USD vào dự án này kể từ năm 2006. Những nhà bảo vệ môi trường nghi ngờ dự án này chỉ là núp bóng để phá rừng trong khu vực. Trong giai đoạn 2000-2009, quận Yokadouma đã nhận được 8,5 tỉ franc Tây Phi (16,8 triệu USD) chỉ nhờ cấp phép khai thác rừng./.
Việc phát hiện ra mỏ kim cương Mobilong không xa ngôi làng cách thủ đô Yaounde 700 km này có thể cải thiện rất đáng kể đời sống người dân ở đây. Chính quyền Cameroon trước đó đã trao dự án cho công ty Hàn Quốc C&K Mining, với một giấy phép khai thác 25 năm. Công ty này nói họ sẽ bắt đầu khai thác từ năm 2012.
Nếu mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch, Mparo, cùng với sáu ngôi làng khác, sẽ nhận 10% của khoản thuế 8% đánh lên tất cả các hoạt động khai thác ở mỏ kim cương. “Chúng tôi hy vọng đời sống sẽ được cải thiện, trường học, bệnh viện, đường xá và điện. Hiện giờ, chúng tôi chẳng có gì," Francois Metoya từ làng Mboy nói.
“Dân làng ở đây rất nghèo, không có đường trải nhựa, trường học có, nhưng không có lớp, ghế hay sách giáo khoa,” Victor Amougou từ một nhóm cứu trợ địa phương ở thị trấn Yokadouma, khu đô thị gần mỏ kim cương nhất, nói. “Hoạt động kinh tế truyền thống ở đây là nông nghiệp, săn bắn, câu cá và lấy gỗ trong rừng.”
Ở làng Mang, người dân đang rất hy vọng kim cương sẽ giúp mở lại các lớp học ở một trường đại học kỹ thuật “không thể mở cửa vào năm ngoái,” theo lời linh mục Marcellin Ikouawe, vì không có đủ giáo viên dạy năm môn theo yêu cầu.
Còn Jean-Jacques Kenmogne, từ Mparo, hy vọng sẽ có điện. “Chúng tôi biết những người Hàn Quốc rất giỏi về điện mặt trời. Nếu họ thực hiện dự án điện cho làng, người dân sẽ rất có lợi,” Kenmogne nói.
Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, nhà chức trách đã mở cuộc điều tra đối với những cáo buộc tham nhũng liên quan đến các quan chức Hàn Quốc và công ty C&K Mining.
Cuộc điều tra liên quan tới quy mô thực sự của trữ lượng kim cương ở mỏ Mobilong. Ước tính ban đầu của C&K Mining cho rằng mỏ có trữ lượng lên tới 420 triệu ca-ra, nhiều gấp 2,5 lần tổng sản lượng kim cương thế giới trong năm 2007. Nhiều người cho rằng trữ lượng thực sự phải thấp hơn. Hai nhóm nhân đạo ở Cameroon cũng đã yêu cầu ngưng các hoạt động khai thác của C&K Mining và quốc hội đang điều tra việc cấp phép.
Nhưng nguồn tin giấu tên từ công ty nói với AFP rằng ước tính ban đầu của họ là đúng. Theo nguồn này, C&K Mining đã đầu tư hơn 10 triệu USD vào dự án này kể từ năm 2006. Những nhà bảo vệ môi trường nghi ngờ dự án này chỉ là núp bóng để phá rừng trong khu vực. Trong giai đoạn 2000-2009, quận Yokadouma đã nhận được 8,5 tỉ franc Tây Phi (16,8 triệu USD) chỉ nhờ cấp phép khai thác rừng./.
Trần Trọng (AFP/Vietnam+)