Ông Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, trong nhiều nguyên nhân gây tổn hại đa dạng sinh học, ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường và an ninh lương thực, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất. Nhưng các hạn chế trong việc nhận diện, phòng ngừa các nguy cơ này lại xuất phát từ chính các cơ quan quản lý, kiểm soát.
Tại hội thảo “Tăng cường công tác quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại” do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục môi trường tổ chức sáng nay (17/8), tại Hà Nội, ông Đồng nhận định, chúng ta đã gặp phải bài học đắt giá qua sự bùng phát của ốc bươu vàng. Nhưng đến nay, sự du nhập ngày của nhiều loài sinh vật ngoại lai xâm hại vẫn chưa được kiểm soát.
Ông Mai Hồng Quân, thành viên Cục bảo tồn đa dạng sinh học cho biết, hiện sinh vật ngoại lai xâm hại đang du nhập vào Việt Nam rất phức tập. Sự xuất hiện của các loài nguy hại này đã gây ra nhiều tác hại cho các hệ thống thủy lợi, nông nghiệp, đa dạng sinh học, kinh tế. Đáng chú ý là dịch ốc bươu vàng, cây mai dương, rùa tai đỏ, bèo Nhật Bản…
[Ngăn ngừa sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam]
Theo thống kê, số lượng thực vật ngoại lai nhập nội ở Việt Nam có khoảng 94 loài, trong đó có 42 loài xâm hại thuộc các họ thực vật. Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại chủ yếu du nhập qua 3 con đường: Con đường tự nhiên (dòng nước, gió, bão); du nhập không chủ đích (vận chuyển qua lại, buôn bán thương mại hàng hóa); du nhập có chủ đích (buôn bán, trao đổi hàng hóa…).
Các nghiên cứu cho thấy, tất cả các loài sinh vật ngoại lai được phát hiện ở Việt Nam đều là những loài đã được liệt kê trong danh sách 100 sinh vật ngoại lai xâm lấn nguy hiểm trên thế giới. Tuy vậy, việc nhận diện loài và quy định đối với các loài sinh vật nguy hại này ở các cấp cơ quan, đặc biệt là lực lượng Hải quan vẫn còn nhiều hạn chế.
Cụ thể, theo kết quả điều tra, đánh giá của Cục bảo tồn đa dạng sinh học, có 58,87% số cán bộ quản lý môi trường khi được hỏi về sự du nhập của sinh vật ngoại lai xâm hại đã trả lời đúng. Khoảng 33% số cán bộ trả lời sai và 7,1% số lượng cán bộ quản lý cấp Trung ương chưa nắm được quy định của Luật đa dạng sinh học về quản lý sinh vật ngoại lai.
Có khoảng 60% cán bộ của Chi cục Hải quan, Sở Tài nguyên và Môi trường không nhận biết được loài Trinh nữ thân gỗ là sinh vật ngoại lai xâm hại. 60-90% số cán bộ của các sở, Vườn quốc gia và khu bảo tồn không nhận diện được cây Ngũ sắc là sinh vật ngoại lai xâm hại...
"Thậm chí, khoảng 85-100% số cán bộ nhận định cơ quan-nơi họ đang công tác chưa đủ năng lực quản lý sinh vật ngoại lai, do chưa có cán bộ hiểu biết sâu về sinh vật ngoại lai, hoặc chưa đủ vật chất kỹ thuật...," ông Quân nói.
Trước thực tế nêu trên, ông Trần Văn Khương, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định, đã có nhiều văn bản quy định về sinh vật ngoại lai, nhưng dường như việc nhận diện và xử lý chúng, đối với các cơ quan chức năng còn hạn chế. Và, nếu thực tế này không được khắc phục, thì sinh vật ngoại lai không ngừng phát sinh và sẽ gây ra những hậu quả nặng nề.
Đồng tình quan điểm, ông Lê Thiết Bình, chuyên gia bảo tồn nguồn lợi sinh vật và môi trường thủy sản cho biết, ngăn chặn sinh vật ngoại lai là một giải pháp, góp phần rất quan trọng vào việc bảo vệ đa dạng sinh học, sức khỏe và môi trường, nhưng nhiều năm qua, mối lo này vẫn được xem là một “bài toán” chưa được xử lý triệt để.
“Tôi cho rằng, để từng bước ‘xóa sổ’ sinh vật ngoại lai nguy hại, Nhà nước cần ban hành thêm các quy định bắt buộc, nâng cao năng lực, để nối ‘cánh tay dài’ từ Trung ương tới địa phương thông qua các văn bản tuyên truyền, hành động thiết thực,” ông Bình khuyến nghị./.
Tại hội thảo “Tăng cường công tác quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại” do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục môi trường tổ chức sáng nay (17/8), tại Hà Nội, ông Đồng nhận định, chúng ta đã gặp phải bài học đắt giá qua sự bùng phát của ốc bươu vàng. Nhưng đến nay, sự du nhập ngày của nhiều loài sinh vật ngoại lai xâm hại vẫn chưa được kiểm soát.
Ông Mai Hồng Quân, thành viên Cục bảo tồn đa dạng sinh học cho biết, hiện sinh vật ngoại lai xâm hại đang du nhập vào Việt Nam rất phức tập. Sự xuất hiện của các loài nguy hại này đã gây ra nhiều tác hại cho các hệ thống thủy lợi, nông nghiệp, đa dạng sinh học, kinh tế. Đáng chú ý là dịch ốc bươu vàng, cây mai dương, rùa tai đỏ, bèo Nhật Bản…
[Ngăn ngừa sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam]
Theo thống kê, số lượng thực vật ngoại lai nhập nội ở Việt Nam có khoảng 94 loài, trong đó có 42 loài xâm hại thuộc các họ thực vật. Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại chủ yếu du nhập qua 3 con đường: Con đường tự nhiên (dòng nước, gió, bão); du nhập không chủ đích (vận chuyển qua lại, buôn bán thương mại hàng hóa); du nhập có chủ đích (buôn bán, trao đổi hàng hóa…).
Các nghiên cứu cho thấy, tất cả các loài sinh vật ngoại lai được phát hiện ở Việt Nam đều là những loài đã được liệt kê trong danh sách 100 sinh vật ngoại lai xâm lấn nguy hiểm trên thế giới. Tuy vậy, việc nhận diện loài và quy định đối với các loài sinh vật nguy hại này ở các cấp cơ quan, đặc biệt là lực lượng Hải quan vẫn còn nhiều hạn chế.
Cụ thể, theo kết quả điều tra, đánh giá của Cục bảo tồn đa dạng sinh học, có 58,87% số cán bộ quản lý môi trường khi được hỏi về sự du nhập của sinh vật ngoại lai xâm hại đã trả lời đúng. Khoảng 33% số cán bộ trả lời sai và 7,1% số lượng cán bộ quản lý cấp Trung ương chưa nắm được quy định của Luật đa dạng sinh học về quản lý sinh vật ngoại lai.
Có khoảng 60% cán bộ của Chi cục Hải quan, Sở Tài nguyên và Môi trường không nhận biết được loài Trinh nữ thân gỗ là sinh vật ngoại lai xâm hại. 60-90% số cán bộ của các sở, Vườn quốc gia và khu bảo tồn không nhận diện được cây Ngũ sắc là sinh vật ngoại lai xâm hại...
"Thậm chí, khoảng 85-100% số cán bộ nhận định cơ quan-nơi họ đang công tác chưa đủ năng lực quản lý sinh vật ngoại lai, do chưa có cán bộ hiểu biết sâu về sinh vật ngoại lai, hoặc chưa đủ vật chất kỹ thuật...," ông Quân nói.
Trước thực tế nêu trên, ông Trần Văn Khương, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định, đã có nhiều văn bản quy định về sinh vật ngoại lai, nhưng dường như việc nhận diện và xử lý chúng, đối với các cơ quan chức năng còn hạn chế. Và, nếu thực tế này không được khắc phục, thì sinh vật ngoại lai không ngừng phát sinh và sẽ gây ra những hậu quả nặng nề.
Đồng tình quan điểm, ông Lê Thiết Bình, chuyên gia bảo tồn nguồn lợi sinh vật và môi trường thủy sản cho biết, ngăn chặn sinh vật ngoại lai là một giải pháp, góp phần rất quan trọng vào việc bảo vệ đa dạng sinh học, sức khỏe và môi trường, nhưng nhiều năm qua, mối lo này vẫn được xem là một “bài toán” chưa được xử lý triệt để.
“Tôi cho rằng, để từng bước ‘xóa sổ’ sinh vật ngoại lai nguy hại, Nhà nước cần ban hành thêm các quy định bắt buộc, nâng cao năng lực, để nối ‘cánh tay dài’ từ Trung ương tới địa phương thông qua các văn bản tuyên truyền, hành động thiết thực,” ông Bình khuyến nghị./.
Hùng Võ (Vietnam+)