Với khoảng 800 lưu học sinh Việt Nam có mặt trong Cuộc gặp lưu học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc ở Seoul trong tiết trời Thu cuối tháng 9 này, ngày 27/9, tôi nhìn thấy niềm vui rạng ngời trong mắt họ.
Hướng lên sân khấu, hòa cùng nhịp câu hát "Con cháu Lạc Hồng, tự hào hai tiếng Việt Nam", dường như mọi vất vả của những ngày dài triền miên trên "láp"(phòng thí nghiệm) đã trôi qua, giờ đây chỉ còn lại một không gian Việt Nam đầm ấm làm nền cho những cuộc trò chuyện tưởng chừng như không thể ngớt...
Đây là năm thứ 5 liên tiếp Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức cuộc gặp mặt cho lưu học sinh Việt Nam đang nghiên cứu và học tập tại Hàn Quốc. Cuộc gặp năm nay được tổ chức với quy mô lớn nhất với khoảng trên 800 lưu học sinh và quan khách tham dự.
Trong nhịp sống hối hả, với sức ép của công việc học tập nghiên cứu, ngay cả khi cùng học một trường, các lưu học sinh cũng không dễ dàng gặp nhau, có thời gian để trao đổi, trò chuyện.
Giữa khoảng trời Việt Nam, giữa những người Việt Nam và các bạn bè Hàn Quốc yêu mến Việt Nam, cuộc gặp mặt này trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết khi nó tạo cơ hội giao lưu cho những lưu học sinh đang theo học tại nhiều chuyên ngành khác nhau và không thường xuyên có cơ hội trao đổi, gặp gỡ đồng nghiệp, đồng môn.
Ai đã từng du học Hàn Quốc mới hiểu được những vất vả của các lưu học sinh Việt Nam. Tôi vốn vẫn được nghe các lưu học sinh nói về những "ác mộng" khi ngày nộp báo cáo tới gần, nói về những ngày bò lê trên "láp" để hoàn thành khối lượng nghiên cứu mà giáo sư giao, nhưng tôi cũng chưa hình dung hết mức độ vất vả của họ.
Trong cuộc trò chuyện với một giáo sư rất có uy tín của Việt Nam đang tham gia một chương trình trao đổi học thuật tại Hàn Quốc tôi mới thấu hiểu hết những nỗi vất vả, những sức ép mà các sinh viên Việt Nam đang phải chịu đựng. Theo vị giáo sư tên K, người đã từng có hợp đồng giảng dạy tại rất nhiều trường đại học của nhiều nước, Hàn Quốc là nơi có nền giáo dục khắc nghiệt vào bậc nhất.
Nói là khắc nghiệt bởi họ đòi hỏi một chất lượng đào tạo cao, lượng chất xám cho công việc nghiên cứu lớn, một khối lượng công việc cực nặng và đòi hỏi một kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Ông khẳng định, trong những chuyến đi giảng dạy ở nước ngoài, đâu đó ông vẫn thấy những luận văn "cưỡi ngựa xem hoa" nhưng ở Hàn Quốc xin thưa không thể có.
Vị giáo sư này cho rằng ông đánh giá cao hoạt động nghiên cứu khoa học ở Hàn Quốc và xin dành những lời thán phục nhất để tặng cho các nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp các khóa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại xứ sở Kim chi này.
Ai cũng hiểu đi du học nước ngoài là vất vả. Cùng với sức ép của khối lượng công việc nghiên cứu phải hoàn thành, lưu học sinh Việt Nam thường còn phải lo lắng với vấn đề cơm, áo, gạo tiền. Học bổng, sinh hoạt phí được cấp đa phần không đáp ứng nhu cầu do giá cả sinh hoạt đắt đỏ tại các quốc gia phát triển.
Do vậy, cùng với việc học tập, sinh viên Việt Nam thường phải làm thêm ngoài giờ. Những người có chuyên môn tìm kiếm công việc tại các công ty theo sự giới thiệu của các giáo sư. Nhiều người làm việc tại thư viện, phòng hành chính của trường. Những người có ngoại ngữ giỏi có thể làm thêm tại các cơ sở dịch thuật, hoặc dịch cho đoàn sang công tác v.v… Chính vì vậy mà hầu như chẳng ai có thời gian rảnh rỗi và cho dù đã dậy từ rất sớm nhưng ai cũng luôn cảm thấy thiếu thời gian.
Các sinh viên nói với tôi, họ thường xuyên học đến 1, 2 giờ sáng và món ăn đêm thân quen không gì khác là "Ramiên" hay "mì ăn liền". Một lưu học sinh từng kể với tôi, một hôm, hai người đang học thạc sĩ tại Hàn Quốc đói vàng mắt, nhìn thấy quả chuối thì thèm đến chết được nhưng giá đắt quá nên đành bấm bụng đi qua.
Có lẽ hiểu được điều này mà Tổng giám đốc của Tập đoàn xây dựng Hanshin, nhà tài trợ chính cho các hoạt động của hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc, đã nói rằng ông hiểu những vất vả mà các lưu học sinh Việt Nam đang phải trải qua. Ông mong các sinh viên hãy tạm gác lại những lo lắng nơi học đường để tận hưởng niềm vui hội ngộ với các bạn hữu.
Ông Tổng giám đốc này tâm sự, rời xa quê hương, chấp nhận một cuộc sống thiếu thốn cả tình cảm và vật chất, các lưu học sinh hãy duy trì niềm say mê nghề nghiệp để đạt được mục tiêu của mình. Hãy tận dụng thời gian, cơ hội học tập để thu lượm kiến thức, công nghệ bởi đây sẽ là hành trang quý giá nhất giúp ích cho cá nhân và đất nước trong tương lai.
Cuộc gặp gỡ năm nay được tổ chức với quy mô lớn hơn và có sự chuẩn bị chu đáo hơn so với những năm trước. Các tiết mục văn nghệ do chính các lưu học sinh dàn dựng được chuẩn bị hết sức công phu và thể hiện các nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Từ những tà áo dài dân tộc đến những làn điệu dân ca truyền thống của Nam bộ đã gây ấn tượng mạnh đối vớái những người tham dự buổi lễ. Tất cả những người Việt Nam có mặt trong buổi lễ đều cảm thấy trào dâng cảm xúc khi sân khấu vang lên câu hát "Con cháu Lạc Hồng, tự hào hai tiếng Việt Nam"./.
Hướng lên sân khấu, hòa cùng nhịp câu hát "Con cháu Lạc Hồng, tự hào hai tiếng Việt Nam", dường như mọi vất vả của những ngày dài triền miên trên "láp"(phòng thí nghiệm) đã trôi qua, giờ đây chỉ còn lại một không gian Việt Nam đầm ấm làm nền cho những cuộc trò chuyện tưởng chừng như không thể ngớt...
Đây là năm thứ 5 liên tiếp Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức cuộc gặp mặt cho lưu học sinh Việt Nam đang nghiên cứu và học tập tại Hàn Quốc. Cuộc gặp năm nay được tổ chức với quy mô lớn nhất với khoảng trên 800 lưu học sinh và quan khách tham dự.
Trong nhịp sống hối hả, với sức ép của công việc học tập nghiên cứu, ngay cả khi cùng học một trường, các lưu học sinh cũng không dễ dàng gặp nhau, có thời gian để trao đổi, trò chuyện.
Giữa khoảng trời Việt Nam, giữa những người Việt Nam và các bạn bè Hàn Quốc yêu mến Việt Nam, cuộc gặp mặt này trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết khi nó tạo cơ hội giao lưu cho những lưu học sinh đang theo học tại nhiều chuyên ngành khác nhau và không thường xuyên có cơ hội trao đổi, gặp gỡ đồng nghiệp, đồng môn.
Ai đã từng du học Hàn Quốc mới hiểu được những vất vả của các lưu học sinh Việt Nam. Tôi vốn vẫn được nghe các lưu học sinh nói về những "ác mộng" khi ngày nộp báo cáo tới gần, nói về những ngày bò lê trên "láp" để hoàn thành khối lượng nghiên cứu mà giáo sư giao, nhưng tôi cũng chưa hình dung hết mức độ vất vả của họ.
Trong cuộc trò chuyện với một giáo sư rất có uy tín của Việt Nam đang tham gia một chương trình trao đổi học thuật tại Hàn Quốc tôi mới thấu hiểu hết những nỗi vất vả, những sức ép mà các sinh viên Việt Nam đang phải chịu đựng. Theo vị giáo sư tên K, người đã từng có hợp đồng giảng dạy tại rất nhiều trường đại học của nhiều nước, Hàn Quốc là nơi có nền giáo dục khắc nghiệt vào bậc nhất.
Nói là khắc nghiệt bởi họ đòi hỏi một chất lượng đào tạo cao, lượng chất xám cho công việc nghiên cứu lớn, một khối lượng công việc cực nặng và đòi hỏi một kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Ông khẳng định, trong những chuyến đi giảng dạy ở nước ngoài, đâu đó ông vẫn thấy những luận văn "cưỡi ngựa xem hoa" nhưng ở Hàn Quốc xin thưa không thể có.
Vị giáo sư này cho rằng ông đánh giá cao hoạt động nghiên cứu khoa học ở Hàn Quốc và xin dành những lời thán phục nhất để tặng cho các nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp các khóa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại xứ sở Kim chi này.
Ai cũng hiểu đi du học nước ngoài là vất vả. Cùng với sức ép của khối lượng công việc nghiên cứu phải hoàn thành, lưu học sinh Việt Nam thường còn phải lo lắng với vấn đề cơm, áo, gạo tiền. Học bổng, sinh hoạt phí được cấp đa phần không đáp ứng nhu cầu do giá cả sinh hoạt đắt đỏ tại các quốc gia phát triển.
Do vậy, cùng với việc học tập, sinh viên Việt Nam thường phải làm thêm ngoài giờ. Những người có chuyên môn tìm kiếm công việc tại các công ty theo sự giới thiệu của các giáo sư. Nhiều người làm việc tại thư viện, phòng hành chính của trường. Những người có ngoại ngữ giỏi có thể làm thêm tại các cơ sở dịch thuật, hoặc dịch cho đoàn sang công tác v.v… Chính vì vậy mà hầu như chẳng ai có thời gian rảnh rỗi và cho dù đã dậy từ rất sớm nhưng ai cũng luôn cảm thấy thiếu thời gian.
Các sinh viên nói với tôi, họ thường xuyên học đến 1, 2 giờ sáng và món ăn đêm thân quen không gì khác là "Ramiên" hay "mì ăn liền". Một lưu học sinh từng kể với tôi, một hôm, hai người đang học thạc sĩ tại Hàn Quốc đói vàng mắt, nhìn thấy quả chuối thì thèm đến chết được nhưng giá đắt quá nên đành bấm bụng đi qua.
Có lẽ hiểu được điều này mà Tổng giám đốc của Tập đoàn xây dựng Hanshin, nhà tài trợ chính cho các hoạt động của hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc, đã nói rằng ông hiểu những vất vả mà các lưu học sinh Việt Nam đang phải trải qua. Ông mong các sinh viên hãy tạm gác lại những lo lắng nơi học đường để tận hưởng niềm vui hội ngộ với các bạn hữu.
Ông Tổng giám đốc này tâm sự, rời xa quê hương, chấp nhận một cuộc sống thiếu thốn cả tình cảm và vật chất, các lưu học sinh hãy duy trì niềm say mê nghề nghiệp để đạt được mục tiêu của mình. Hãy tận dụng thời gian, cơ hội học tập để thu lượm kiến thức, công nghệ bởi đây sẽ là hành trang quý giá nhất giúp ích cho cá nhân và đất nước trong tương lai.
Cuộc gặp gỡ năm nay được tổ chức với quy mô lớn hơn và có sự chuẩn bị chu đáo hơn so với những năm trước. Các tiết mục văn nghệ do chính các lưu học sinh dàn dựng được chuẩn bị hết sức công phu và thể hiện các nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Từ những tà áo dài dân tộc đến những làn điệu dân ca truyền thống của Nam bộ đã gây ấn tượng mạnh đối vớái những người tham dự buổi lễ. Tất cả những người Việt Nam có mặt trong buổi lễ đều cảm thấy trào dâng cảm xúc khi sân khấu vang lên câu hát "Con cháu Lạc Hồng, tự hào hai tiếng Việt Nam"./.
(Tin Tức/Vietnam+)