Ngày 29/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã chủ trì Phiên họp 23 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Phiên họp tập trung thảo luận Báo cáo kết quả nghiên cứu thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực và Viện kiểm sát nhân dân khu vực, Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp năm 2011.
Đối với những khó khăn, hạn chế trong công tác tư pháp, Chủ tịch nước nhấn mạnh người dân quan tâm nhất là cơ quan tư pháp phải trong sạch, vững mạnh; xét xử đúng người, đúng tội, hạn chế đến mức thấp nhất án oan sai.
Vì vậy, cải cách tư pháp phải tập trung vào vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngay từ cấp cơ sở, nâng cao chất lượng xét xử, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát. Phải tạo được bước chuyến biến đột phá trong cải cách tư pháp.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhất trí với phương án triển khai từng bước thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực và Viện kiểm sát nhân dân khu vực. Theo đó, những địa phương có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ thì tiến hành thành lập ngay; nơi nào chưa đủ điều kiện cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và thành lập theo lộ trình đã được xác định.
Việc triển khai phải được thực hiện chặt chẽ, các cơ quan tư pháp thường xuyên rút kinh nghiệm, tham vấn với các cơ quan của Quốc hội trong vấn đề sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan để thực hiện chủ trương này.
Chủ tịch nước cũng đề nghị, trên cơ sở Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp năm 2011, các cơ quan tư pháp cần cụ thể hóa nội dung công tác, tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ cải cách tư pháp, gắn việc triển khai từng bước thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực và Viện kiểm sát nhân dân khu vực vào chương trình công tác ngay trong năm 2011.
Sau khi nghe các ý kiến đóng góp vào những nội dung được đưa ra thảo luận, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát biểu kết luận phiên họp, đánh giá công tác cải cách tư pháp những năm qua đạt được những chuyển biến tích cực, bám sát tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020."
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp, tăng thẩm quyền của tòa án cấp huyện ngày càng được nâng cao về chất lượng, cơ sở vật chất của các cơ quan tư pháp được đầu tư hơn trước; đồng thời nhận thức của các ngành, các cấp về Nghị quyết 49-NQ/TƯ cũng có chuyển biến tốt./.
Phiên họp tập trung thảo luận Báo cáo kết quả nghiên cứu thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực và Viện kiểm sát nhân dân khu vực, Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp năm 2011.
Đối với những khó khăn, hạn chế trong công tác tư pháp, Chủ tịch nước nhấn mạnh người dân quan tâm nhất là cơ quan tư pháp phải trong sạch, vững mạnh; xét xử đúng người, đúng tội, hạn chế đến mức thấp nhất án oan sai.
Vì vậy, cải cách tư pháp phải tập trung vào vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngay từ cấp cơ sở, nâng cao chất lượng xét xử, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát. Phải tạo được bước chuyến biến đột phá trong cải cách tư pháp.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhất trí với phương án triển khai từng bước thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực và Viện kiểm sát nhân dân khu vực. Theo đó, những địa phương có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ thì tiến hành thành lập ngay; nơi nào chưa đủ điều kiện cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và thành lập theo lộ trình đã được xác định.
Việc triển khai phải được thực hiện chặt chẽ, các cơ quan tư pháp thường xuyên rút kinh nghiệm, tham vấn với các cơ quan của Quốc hội trong vấn đề sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan để thực hiện chủ trương này.
Chủ tịch nước cũng đề nghị, trên cơ sở Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp năm 2011, các cơ quan tư pháp cần cụ thể hóa nội dung công tác, tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ cải cách tư pháp, gắn việc triển khai từng bước thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực và Viện kiểm sát nhân dân khu vực vào chương trình công tác ngay trong năm 2011.
Sau khi nghe các ý kiến đóng góp vào những nội dung được đưa ra thảo luận, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát biểu kết luận phiên họp, đánh giá công tác cải cách tư pháp những năm qua đạt được những chuyển biến tích cực, bám sát tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020."
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp, tăng thẩm quyền của tòa án cấp huyện ngày càng được nâng cao về chất lượng, cơ sở vật chất của các cơ quan tư pháp được đầu tư hơn trước; đồng thời nhận thức của các ngành, các cấp về Nghị quyết 49-NQ/TƯ cũng có chuyển biến tốt./.
Dương Đức Dũng (TTXVN/Vietnam+)