Để giải quyết tiền lương, phải huy động từ nhiều nguồn, phải đổi mới cơ chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập - ông Đoàn Cường, Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ) cho biết tại buổi cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, chiều 9/2.
Theo ông Đoàn Cường, phải cơ cấu lại vấn đề chi ngân sách, đảm bảo tạo nguồn một cách tích cực cho đề án cải cách chính sách tiền lương với mục tiêu từng bước nâng dần mức lương tối thiểu để đảm bảo nhu cầu tối thiểu, dần tiến tới Nhà nước khoán quỹ lương tới tận đơn vị sử dụng cán bộ công chức.
Đối với khu vực hành chính, cơ quan đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang, lương vẫn do ngân sách nhà nước cấp. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, về cơ bản phải đổi mới cơ chế tài chính, cũng như hoạt động của các đơn vị này, từng bước tính đủ giá dịch vụ, chi phí dịch vụ, tiền lương và các chi phí khác, căn cứ vào đó, các đơn vị sự nghiệp tự phát triển, có nguồn để trả lương, không thực hiện hình thức ngân sách cấp theo trước đây.
Đối với các đối tượng thuộc diện chính sách, nhà nước chi hỗ trợ trực tiếp cho người thụ hưởng, người thụ hưởng dùng kinh phí đó để trả chi phí dịch vụ. Trên cơ sở đó, ngân sách để cấp cho khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công ngày càng giảm đi, nhà nước có nguồn thực hiện cải cách tiền lương cho khu vực hành chính.
Về tạo nguồn cho cải cách tiền lương, Bộ Tài chính xây dựng đề án riêng. Ngay cả các Bộ Giáo dục, Y tế, Văn hóa… cũng phải tính toán kỹ, có lộ trình từng năm phù hợp để các đơn vị sự nghiệp tự lo trả lương.
Qua các cuộc thảo luận, hội thảo lấy ý kiến các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, cơ quan trong Ban chỉ đạo cải cách tiền lương đang khẩn trương xây dựng đề án chi tiết, sẽ có đề án cụ thể với từng đối tượng, từng vùng, cơ chế đối với khu vực doanh nghiệp…
Với khu vực hành chính sự nghiệp, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan đang xúc tiến xây dựng đề án, mục tiêu là công chức sống được bằng lương, để công chức toàn tâm, toàn ý phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân; đồng thời thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng là cải cách tiền lương cần gắn với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, hướng tới căn cứ vào nhu cầu để đảm bảo nhu cầu, nhưng cũng phải phù hợp với khả năng của Nhà nước. Các mức lương cụ thể đang được các cơ quan liên quan tính toán. Đề án cải cách tiền lương sẽ được trình tại Hội nghị Trung ương 5 tới.
Liên quan đến vụ việc ông Lê Đình Minh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Nội vụ) bị tố cáo vi phạm đạo đức lối sống, nhưng vẫn được bình xét là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, được Bộ tặng Bằng khen, đã được báo chí đề cập thời gian qua, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết quan điểm của bộ là không dung túng, bao che, sẽ xử lý vụ việc một cách khách quan, công bằng.
Cơ quan có thẩm quyền đang làm rõ đúng, sai để có biện pháp xử lý cho phù hợp. Đảng ủy Bộ đã lập đoàn kiểm tra vụ việc, đã có dự thảo báo cáo và sẽ họp sớm để xem xét, kết luận chính thức. Các danh hiệu ông Lê Đình Minh được bình xét trong năm qua hiện chưa được trao, để chờ cơ quan có thẩm quyền xem xét, nếu kết luận đúng như đơn tố cáo, ông này sẽ không được khen thưởng./.
Theo ông Đoàn Cường, phải cơ cấu lại vấn đề chi ngân sách, đảm bảo tạo nguồn một cách tích cực cho đề án cải cách chính sách tiền lương với mục tiêu từng bước nâng dần mức lương tối thiểu để đảm bảo nhu cầu tối thiểu, dần tiến tới Nhà nước khoán quỹ lương tới tận đơn vị sử dụng cán bộ công chức.
Đối với khu vực hành chính, cơ quan đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang, lương vẫn do ngân sách nhà nước cấp. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, về cơ bản phải đổi mới cơ chế tài chính, cũng như hoạt động của các đơn vị này, từng bước tính đủ giá dịch vụ, chi phí dịch vụ, tiền lương và các chi phí khác, căn cứ vào đó, các đơn vị sự nghiệp tự phát triển, có nguồn để trả lương, không thực hiện hình thức ngân sách cấp theo trước đây.
Đối với các đối tượng thuộc diện chính sách, nhà nước chi hỗ trợ trực tiếp cho người thụ hưởng, người thụ hưởng dùng kinh phí đó để trả chi phí dịch vụ. Trên cơ sở đó, ngân sách để cấp cho khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công ngày càng giảm đi, nhà nước có nguồn thực hiện cải cách tiền lương cho khu vực hành chính.
Về tạo nguồn cho cải cách tiền lương, Bộ Tài chính xây dựng đề án riêng. Ngay cả các Bộ Giáo dục, Y tế, Văn hóa… cũng phải tính toán kỹ, có lộ trình từng năm phù hợp để các đơn vị sự nghiệp tự lo trả lương.
Qua các cuộc thảo luận, hội thảo lấy ý kiến các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, cơ quan trong Ban chỉ đạo cải cách tiền lương đang khẩn trương xây dựng đề án chi tiết, sẽ có đề án cụ thể với từng đối tượng, từng vùng, cơ chế đối với khu vực doanh nghiệp…
Với khu vực hành chính sự nghiệp, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan đang xúc tiến xây dựng đề án, mục tiêu là công chức sống được bằng lương, để công chức toàn tâm, toàn ý phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân; đồng thời thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng là cải cách tiền lương cần gắn với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, hướng tới căn cứ vào nhu cầu để đảm bảo nhu cầu, nhưng cũng phải phù hợp với khả năng của Nhà nước. Các mức lương cụ thể đang được các cơ quan liên quan tính toán. Đề án cải cách tiền lương sẽ được trình tại Hội nghị Trung ương 5 tới.
Liên quan đến vụ việc ông Lê Đình Minh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Nội vụ) bị tố cáo vi phạm đạo đức lối sống, nhưng vẫn được bình xét là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, được Bộ tặng Bằng khen, đã được báo chí đề cập thời gian qua, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết quan điểm của bộ là không dung túng, bao che, sẽ xử lý vụ việc một cách khách quan, công bằng.
Cơ quan có thẩm quyền đang làm rõ đúng, sai để có biện pháp xử lý cho phù hợp. Đảng ủy Bộ đã lập đoàn kiểm tra vụ việc, đã có dự thảo báo cáo và sẽ họp sớm để xem xét, kết luận chính thức. Các danh hiệu ông Lê Đình Minh được bình xét trong năm qua hiện chưa được trao, để chờ cơ quan có thẩm quyền xem xét, nếu kết luận đúng như đơn tố cáo, ông này sẽ không được khen thưởng./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)