Xu hướng xử lý của các nước trên thế giới đối với thuế thu nhập doanh nghiệp là giảm thuế suất nhằm khuyến khích đầu tư, bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhằm cạnh tranh thuế trong điều kiện toàn cầu hóa.
Với Việt Nam, mục đích xuyên suốt trong quá trình cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp là góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, khuyến khích tiêu dùng đồng thời tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước.
Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/QÐ-TTg đã nêu rõ điều chỉnh giảm mức thuế suất chung thuế thu nhập doanh nghiệp theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, sự lựa chọn bước đi và lộ trình cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến nhiều mục tiêu khác nhau, trong đó một mặt phải đảm bảo sự ổn định nguồn thu cho ngân sách để đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, mặt khác phải hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng phát triển.
Theo Chuyên gia thuế quốc tế Ved P.Gandhi, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới hiện nay có hai tư tưởng khác nhau.
Các nước phát triển phương Tây thường hạn chế ưu đãi thuế vì cho rằng ưu đãi thuế gây méo mó và dễ dẫn đến lợi dụng, thay vào đó, các nước này thường áp dụng thuế suất thấp nhất có thể để khuyến khích đầu tư.
Trong khi đó, các nước đang phát triển châu Á và ASEAN như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Philippines ,…tin rằng áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ khuyến khích các ngành, nghề đặc biệt phát triển.
Cụ thể, thuế suất bình quân của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) giảm từ 33% năm 2000 xuống còn 25% năm 2011 (riêng lĩnh vực phi tài chính, thuế suất chỉ 21%); tại các nước châu Âu, thuế suất bình quân giảm từ 40% còn 23% trong giai đoạn 1995-2012.
Gần đây, nhiều nước ASEAN đã giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và có kế hoạch giảm hơn nữa, cụ thể, mức thuế đang áp dụng tại Singapore là 17%, Malaysia là 25%.
Bên cạnh việc giảm thuế suất, các nước đều đang cố gắng duy trì ưu đãi thuế để khuyến khích kinh doanh và đầu tư; giảm “đánh thuế trùng” đối với cổ tức; hợp lý hóa và bãi bỏ “hỗ trợ thuế” không còn tác dụng; hạn chế đánh thuế các nhà đầu tư nước ngoài; tăng cường kiểm soát trốn thuế của doanh nghiệp.
Chia sẻ về xu hướng trên thế giới, ông Tom McCleliand - Chủ tịch Ủy ban thuế, Phòng Thương mại và công nghiệp châu Âu (Eurocham), khẳng định thay đổi tích cực lớn nhất của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam 2009 là giảm thuế suất từ 28% xuống 25%. Điều này giúp cho Việt Nam cạnh tranh hơn nhưng thực tế các nước khác trong khu vực cũng đã giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống thấp hơn.
Ông Tom McCleliand ủng hộ việc Việt Nam tiếp tục giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và áp dụng trong thời gian sớm nhất vì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thường được nhìn nhận là chỉ số quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đề xuất, trong lúc nền kinh tế và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nên mạnh dạn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức 20%, nếu xuống 17% thì càng tốt để doanh nghiệp có nguồn lực tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Thuế suất hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp có thêm động lực đầu tư, có thêm lợi nhuận, khi đó doanh nghiệp cũng bớt phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cũng sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Thực tế, việc cải cách chính sách thuế của các nước gần đây cho thấy vấn đề đảm bảo bền vững nguồn thu ngân sách được nhiều nước đặc biệt chú ý, nhất là trong bối cảnh có sự gia tăng về dư nợ công của nhiều nước.
Với Việt Nam, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc cho rằng, cải cách chính sách thuế và quản lý thực thi chính sách phải bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế cho ngân sách nhà nước. Khi tính toán sửa đổi thuế thu nhập doanh nghiệp, cần thống nhất nguyên tắc chi phí được trừ vào thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp, kèm theo danh mục chi phí không được trừ, nên rõ ràng, minh bạch hơn các khoản chi phí không được trừ, trong đó có chi phí tuyên truyền quảng cáo.
Bà Cúc nhấn mạnh, nguyên tắc này sẽ giúp khắc phục tồn tại của thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là việc xác định doanh thu, thời điểm xác định doanh thu, chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế còn chưa rõ ràng.
Ông Tom McCleliand cho biết, giới hạn về chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi... làm cho thuế thực tế mà các doanh nghiệp phải trả (trên lợi nhuận thực tế) cao hơn nhiều so với mức thuế suất mà Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đưa ra. Điều này khiến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm và tất nhiên có ảnh hưởng tới quyết định đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tư ở Việt Nam.
Cũng phải nói thêm rằng, cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đồng thời phải gắn với các biện pháp cải cách về hành chính thuế, từng bước giảm thiểu chi phí tuân thủ về thực hiện nghĩa vụ thuế và doanh nghiệp.
Theo Bộ Tài chính, bối cảnh cải cách, điều kiện cải cách của các nước trên thế giới là khác nhau, theo đó việc tham khảo kinh nghiệm của các nước để đảm bảo hệ thống chính sách thuế Việt Nam tương đồng với thông lệ quốc tế chung là cần thiết, song cũng phải tính đến đặc điểm và bối cảnh của từng giai đoạn phát triển./.
Với Việt Nam, mục đích xuyên suốt trong quá trình cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp là góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, khuyến khích tiêu dùng đồng thời tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước.
Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/QÐ-TTg đã nêu rõ điều chỉnh giảm mức thuế suất chung thuế thu nhập doanh nghiệp theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, sự lựa chọn bước đi và lộ trình cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến nhiều mục tiêu khác nhau, trong đó một mặt phải đảm bảo sự ổn định nguồn thu cho ngân sách để đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, mặt khác phải hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng phát triển.
Theo Chuyên gia thuế quốc tế Ved P.Gandhi, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới hiện nay có hai tư tưởng khác nhau.
Các nước phát triển phương Tây thường hạn chế ưu đãi thuế vì cho rằng ưu đãi thuế gây méo mó và dễ dẫn đến lợi dụng, thay vào đó, các nước này thường áp dụng thuế suất thấp nhất có thể để khuyến khích đầu tư.
Trong khi đó, các nước đang phát triển châu Á và ASEAN như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Philippines ,…tin rằng áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ khuyến khích các ngành, nghề đặc biệt phát triển.
Cụ thể, thuế suất bình quân của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) giảm từ 33% năm 2000 xuống còn 25% năm 2011 (riêng lĩnh vực phi tài chính, thuế suất chỉ 21%); tại các nước châu Âu, thuế suất bình quân giảm từ 40% còn 23% trong giai đoạn 1995-2012.
Gần đây, nhiều nước ASEAN đã giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và có kế hoạch giảm hơn nữa, cụ thể, mức thuế đang áp dụng tại Singapore là 17%, Malaysia là 25%.
Bên cạnh việc giảm thuế suất, các nước đều đang cố gắng duy trì ưu đãi thuế để khuyến khích kinh doanh và đầu tư; giảm “đánh thuế trùng” đối với cổ tức; hợp lý hóa và bãi bỏ “hỗ trợ thuế” không còn tác dụng; hạn chế đánh thuế các nhà đầu tư nước ngoài; tăng cường kiểm soát trốn thuế của doanh nghiệp.
Chia sẻ về xu hướng trên thế giới, ông Tom McCleliand - Chủ tịch Ủy ban thuế, Phòng Thương mại và công nghiệp châu Âu (Eurocham), khẳng định thay đổi tích cực lớn nhất của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam 2009 là giảm thuế suất từ 28% xuống 25%. Điều này giúp cho Việt Nam cạnh tranh hơn nhưng thực tế các nước khác trong khu vực cũng đã giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống thấp hơn.
Ông Tom McCleliand ủng hộ việc Việt Nam tiếp tục giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và áp dụng trong thời gian sớm nhất vì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thường được nhìn nhận là chỉ số quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đề xuất, trong lúc nền kinh tế và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nên mạnh dạn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức 20%, nếu xuống 17% thì càng tốt để doanh nghiệp có nguồn lực tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Thuế suất hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp có thêm động lực đầu tư, có thêm lợi nhuận, khi đó doanh nghiệp cũng bớt phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cũng sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Thực tế, việc cải cách chính sách thuế của các nước gần đây cho thấy vấn đề đảm bảo bền vững nguồn thu ngân sách được nhiều nước đặc biệt chú ý, nhất là trong bối cảnh có sự gia tăng về dư nợ công của nhiều nước.
Với Việt Nam, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc cho rằng, cải cách chính sách thuế và quản lý thực thi chính sách phải bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế cho ngân sách nhà nước. Khi tính toán sửa đổi thuế thu nhập doanh nghiệp, cần thống nhất nguyên tắc chi phí được trừ vào thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp, kèm theo danh mục chi phí không được trừ, nên rõ ràng, minh bạch hơn các khoản chi phí không được trừ, trong đó có chi phí tuyên truyền quảng cáo.
Bà Cúc nhấn mạnh, nguyên tắc này sẽ giúp khắc phục tồn tại của thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là việc xác định doanh thu, thời điểm xác định doanh thu, chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế còn chưa rõ ràng.
Ông Tom McCleliand cho biết, giới hạn về chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi... làm cho thuế thực tế mà các doanh nghiệp phải trả (trên lợi nhuận thực tế) cao hơn nhiều so với mức thuế suất mà Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đưa ra. Điều này khiến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm và tất nhiên có ảnh hưởng tới quyết định đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tư ở Việt Nam.
Cũng phải nói thêm rằng, cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đồng thời phải gắn với các biện pháp cải cách về hành chính thuế, từng bước giảm thiểu chi phí tuân thủ về thực hiện nghĩa vụ thuế và doanh nghiệp.
Theo Bộ Tài chính, bối cảnh cải cách, điều kiện cải cách của các nước trên thế giới là khác nhau, theo đó việc tham khảo kinh nghiệm của các nước để đảm bảo hệ thống chính sách thuế Việt Nam tương đồng với thông lệ quốc tế chung là cần thiết, song cũng phải tính đến đặc điểm và bối cảnh của từng giai đoạn phát triển./.
Đỗ Huyền (TTXVN)