Ngày 27/5 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức hội thảo công bố Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2011 với chủ đề quản lý tài nguyên thiên nhiên, nhằm thông báo chương trình cải cách của Chính phủ Việt Nam và hài hòa hóa sự hỗ trợ của các đối tác phát triển.
Tại hội thảo, các đại biểu thống nhất cho rằng ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, sự tăng trưởng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa đều làm gia tăng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước, đồng thời đòi hỏi khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Ở chừng mực nào đó, có thể tạo ra đối trọng để cân bằng tình trạng này bằng cách tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và áp dụng tiến bộ công nghệ. Nhưng cuối cùng, kết quả vẫn là cơ sở tài nguyên thiên nhiên phải chịu sức ép lớn và ô nhiễm sẽ gia tăng. Hơn nữa, biến đổi khí hậu cũng đặt ra một yêu cầu mới - đó là yêu cầu thích ứng với mực nước biển dâng, xâm nhập mặn và những thay đổi trong lượng mưa và nhiệt độ.
Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2011 là kết quả của quá trình tham vấn do Ngân hàng Thế giới điều phối, với sự tham gia không chỉ của các đối tác phát triển mà còn có cả các tổ chức phi chính phủ, các nhà nghiên cứu và tư vấn độc lập. Theo đánh giá trong báo cáo, Việt Nam đã và đang triển khai một quá trình đổi mới năng động trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Để tăng cường động lực và hướng tới việc quản lý tài nguyên thiên nhiên tốt hơn về lâu dài, báo cáo đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước tập trung vào phối hợp hành chính và tăng cường việc thu nhập phân tích dữ liệu, công bố thông tin để hỗ trợ sự vận hành của các thị trường, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của quá trình ra quyết định công.
Các cơ quan chức năng cần cải thiện việc thực thi các quy định về môi trường để rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, gắn các giá trị cho môi trường; mở rộng các cơ chế cộng đồng quản lý trong lâm nghiệp và quản lý tài nguyên biển, thực hiện cơ chế chi trả cho các dịch vụ môi trường; đồng thời kết hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào quá trình quy hoạch công.
Ưu tiên trước mắt về phương diện môi trường gồm có quy hoạch sử dụng đất để bảo vệ các sinh cảnh quan trọng, đẩy mạnh dịch vụ bảo vệ và mở rộng rừng tại các vùng ven biển, mở rộng hệ thống Khu bảo tồn biển kết hợp với các hệ thống bảo tồn dựa vào cộng đồng và thực thi các quy định môi trường liên quan đến khai thác mỏ.
Về phương diện đất đai, các cơ quan chức năng cần ưu tiên giải quyết hiệu quả và công bằng các khiếu nại trên thị trường đất đai, cải tiến có chọn lọc các dịch vụ nước cho người nghèo; mở rộng các thí điểm khả quan trong lĩnh vực quản lý lâm nghiệp cộng đồng, cũng như tài nguyên biển và đưa ra các quy định để các cộng đồng được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động khai thác khoáng sản tại các vùng lân cận./.
Tại hội thảo, các đại biểu thống nhất cho rằng ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, sự tăng trưởng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa đều làm gia tăng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước, đồng thời đòi hỏi khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Ở chừng mực nào đó, có thể tạo ra đối trọng để cân bằng tình trạng này bằng cách tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và áp dụng tiến bộ công nghệ. Nhưng cuối cùng, kết quả vẫn là cơ sở tài nguyên thiên nhiên phải chịu sức ép lớn và ô nhiễm sẽ gia tăng. Hơn nữa, biến đổi khí hậu cũng đặt ra một yêu cầu mới - đó là yêu cầu thích ứng với mực nước biển dâng, xâm nhập mặn và những thay đổi trong lượng mưa và nhiệt độ.
Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2011 là kết quả của quá trình tham vấn do Ngân hàng Thế giới điều phối, với sự tham gia không chỉ của các đối tác phát triển mà còn có cả các tổ chức phi chính phủ, các nhà nghiên cứu và tư vấn độc lập. Theo đánh giá trong báo cáo, Việt Nam đã và đang triển khai một quá trình đổi mới năng động trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Để tăng cường động lực và hướng tới việc quản lý tài nguyên thiên nhiên tốt hơn về lâu dài, báo cáo đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước tập trung vào phối hợp hành chính và tăng cường việc thu nhập phân tích dữ liệu, công bố thông tin để hỗ trợ sự vận hành của các thị trường, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của quá trình ra quyết định công.
Các cơ quan chức năng cần cải thiện việc thực thi các quy định về môi trường để rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, gắn các giá trị cho môi trường; mở rộng các cơ chế cộng đồng quản lý trong lâm nghiệp và quản lý tài nguyên biển, thực hiện cơ chế chi trả cho các dịch vụ môi trường; đồng thời kết hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào quá trình quy hoạch công.
Ưu tiên trước mắt về phương diện môi trường gồm có quy hoạch sử dụng đất để bảo vệ các sinh cảnh quan trọng, đẩy mạnh dịch vụ bảo vệ và mở rộng rừng tại các vùng ven biển, mở rộng hệ thống Khu bảo tồn biển kết hợp với các hệ thống bảo tồn dựa vào cộng đồng và thực thi các quy định môi trường liên quan đến khai thác mỏ.
Về phương diện đất đai, các cơ quan chức năng cần ưu tiên giải quyết hiệu quả và công bằng các khiếu nại trên thị trường đất đai, cải tiến có chọn lọc các dịch vụ nước cho người nghèo; mở rộng các thí điểm khả quan trong lĩnh vực quản lý lâm nghiệp cộng đồng, cũng như tài nguyên biển và đưa ra các quy định để các cộng đồng được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động khai thác khoáng sản tại các vùng lân cận./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)