Người yêu thiên văn Việt Nam có thể quan sát hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt Trời vào sáng 6/6. Song, để quan sát hiện tượng thiên nhiên kỳ thú hơn một thế kỷ mới diễn ra này, cần phải có những phương pháp để bảo vệ đôi mắt.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn học trẻ Việt Nam) cho hay, thời điểm lý tưởng nhất cho người dân tại Việt Nam quan sát hiện tượng này (khi Sao Kim đi sâu nhất vào đĩa sáng mặt trời) rơi vào khoảng 8 giờ 30 (giờ Hà Nội).
“Do thời tiết mùa hè càng về trưa, Mặt Trời càng lên cao và nắng gắt. Do vậy, người quan sát nên tranh thủ vào thời điểm sớm,” anh Sơn khuyến cáo.
Cũng theo anh Sơn, để bảo đảm an toàn cho đôi mắt khi quan sát hiện tượng này, người yêu thiên văn tuyệt đối không nhìn thẳng vào Mặt Trời bằng mắt thường, kể cả nhìn qua các kính thiên văn, ống nhòm, camera không được trang bị Sun Filter (kính lọc sáng Mặt Trời). Nếu nhìn qua kính râm, phim hay mica đen..., người quan sát cũng không nên nhìn quá 10 giây liên tiếp.
Cách an toàn nhất để quan sát hiện tượng này với người không có kính thiên văn hoặc kính không được trang bị Sun Filter là sử dụng các kính quan sát Mặt Trời (Solar Glasses). Tuy nhiên, người dùng nên kiểm tra rõ xuất xứ cũng như chất lượng trước khi mua (có bị xước hay thủng dẫn đến để lọt ánh sáng qua hay không...).
Trước đó, ông Nguyễn Đức Phường (Tổng Thư ký Hội Thiên văn-Vũ trụ Việt Nam) cũng khuyến cáo, không nên quan sát hiện tượng này bằng đồ tự chế vì ánh sáng Mặt Trời có thể gây tổn hại đến giác mạc thậm chí gây mù lòa nếu nhìn trực tiếp vào Mặt Trời.
Về sự kiện này, anh Sơn cho hay Trái Đất là hành tinh thứ ba (tính từ trong ra) của Hệ mặt Trời, do đó chỉ có hai hành tinh nằm phía trong mới có khả năng chen vào giữa nó và Mặt Trời để hiện tượng trên xảy ra. Giống như nhật thực xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng nằm "gần như" thẳng hàng, thì hiện tượng này cũng vậy nó xảy ra khi Trái Đất nằm thẳng hàng với Sao Thủy hoặc Sao Kim.
Sao Thủy quá nhỏ và mờ nhạt nên việc nó lướt qua đĩa sáng của Mặt Trời thường không gây được nhiều sự chú ý và nhìn chung khá khó khăn cho người quan sát không được hỗ trợ bởi các kính thiên văn hay các dụng cụ quang học. Ngược lại, Sao Kim là thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm (không tính Mặt Trăng) nên độ lớn của nó khi quan sát trực tiếp từ Trái Đất cũng lớn hơn nhiều so với Sao Thủy. Do vậy, hiện tượng Sao Kim đi qua đĩa sáng Mặt Trời gây được rất nhiều sự chú ý.
Đối với các nhà khoa học, đây là hiện tượng được chú ý vì khi Sao Kim đi qua đĩa sáng Mặt Trời cho họ một cơ hội tuyệt vời để quan sát các lớp khí quyển của hành tinh này-vốn vẫn luôn là bí ẩn lớn đối với khoa học.
“Với người quan sát nghiệp dư, đáng tiếc phải nói rõ một sự thật rằng hiện tượng này... chẳng có gì đẹp đẽ, nhất là nếu như không có sự hỗ trợ của kính thiên văn. Tuy vậy, có thể sẽ rất nhiều người trên thế giới vẫn hết sức chú ý bởi tính ‘quý hiếm’ của sự kiện này cũng như hi vọng chụp được những bức ảnh quý giá về nó. Bởi theo tính toán, lần tiếp theo hiện tượng này xảy ra sẽ vào năm 2117,” anh Sơn nói.
Tại Hà Nội, Câu lạc bộ Thiên văn học trẻ Việt Nam sẽ tổ chức quan sát hiện tượng này./.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn học trẻ Việt Nam) cho hay, thời điểm lý tưởng nhất cho người dân tại Việt Nam quan sát hiện tượng này (khi Sao Kim đi sâu nhất vào đĩa sáng mặt trời) rơi vào khoảng 8 giờ 30 (giờ Hà Nội).
“Do thời tiết mùa hè càng về trưa, Mặt Trời càng lên cao và nắng gắt. Do vậy, người quan sát nên tranh thủ vào thời điểm sớm,” anh Sơn khuyến cáo.
Cũng theo anh Sơn, để bảo đảm an toàn cho đôi mắt khi quan sát hiện tượng này, người yêu thiên văn tuyệt đối không nhìn thẳng vào Mặt Trời bằng mắt thường, kể cả nhìn qua các kính thiên văn, ống nhòm, camera không được trang bị Sun Filter (kính lọc sáng Mặt Trời). Nếu nhìn qua kính râm, phim hay mica đen..., người quan sát cũng không nên nhìn quá 10 giây liên tiếp.
Cách an toàn nhất để quan sát hiện tượng này với người không có kính thiên văn hoặc kính không được trang bị Sun Filter là sử dụng các kính quan sát Mặt Trời (Solar Glasses). Tuy nhiên, người dùng nên kiểm tra rõ xuất xứ cũng như chất lượng trước khi mua (có bị xước hay thủng dẫn đến để lọt ánh sáng qua hay không...).
Trước đó, ông Nguyễn Đức Phường (Tổng Thư ký Hội Thiên văn-Vũ trụ Việt Nam) cũng khuyến cáo, không nên quan sát hiện tượng này bằng đồ tự chế vì ánh sáng Mặt Trời có thể gây tổn hại đến giác mạc thậm chí gây mù lòa nếu nhìn trực tiếp vào Mặt Trời.
Về sự kiện này, anh Sơn cho hay Trái Đất là hành tinh thứ ba (tính từ trong ra) của Hệ mặt Trời, do đó chỉ có hai hành tinh nằm phía trong mới có khả năng chen vào giữa nó và Mặt Trời để hiện tượng trên xảy ra. Giống như nhật thực xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng nằm "gần như" thẳng hàng, thì hiện tượng này cũng vậy nó xảy ra khi Trái Đất nằm thẳng hàng với Sao Thủy hoặc Sao Kim.
Sao Thủy quá nhỏ và mờ nhạt nên việc nó lướt qua đĩa sáng của Mặt Trời thường không gây được nhiều sự chú ý và nhìn chung khá khó khăn cho người quan sát không được hỗ trợ bởi các kính thiên văn hay các dụng cụ quang học. Ngược lại, Sao Kim là thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm (không tính Mặt Trăng) nên độ lớn của nó khi quan sát trực tiếp từ Trái Đất cũng lớn hơn nhiều so với Sao Thủy. Do vậy, hiện tượng Sao Kim đi qua đĩa sáng Mặt Trời gây được rất nhiều sự chú ý.
Đối với các nhà khoa học, đây là hiện tượng được chú ý vì khi Sao Kim đi qua đĩa sáng Mặt Trời cho họ một cơ hội tuyệt vời để quan sát các lớp khí quyển của hành tinh này-vốn vẫn luôn là bí ẩn lớn đối với khoa học.
“Với người quan sát nghiệp dư, đáng tiếc phải nói rõ một sự thật rằng hiện tượng này... chẳng có gì đẹp đẽ, nhất là nếu như không có sự hỗ trợ của kính thiên văn. Tuy vậy, có thể sẽ rất nhiều người trên thế giới vẫn hết sức chú ý bởi tính ‘quý hiếm’ của sự kiện này cũng như hi vọng chụp được những bức ảnh quý giá về nó. Bởi theo tính toán, lần tiếp theo hiện tượng này xảy ra sẽ vào năm 2117,” anh Sơn nói.
Tại Hà Nội, Câu lạc bộ Thiên văn học trẻ Việt Nam sẽ tổ chức quan sát hiện tượng này./.
Trung Hiền (Vietnam+)