Hòa cùng không khí cúng Rằm tháng Bảy Âm lịch, hàng trăm bà con Việt kiều và Phật tử ở Bangkok cũng như một số tỉnh của Thái Lan ngày 22/8 đã tụ hội tại chùa Khánh Vân - tên tiếng Thái của chùa là Wat Upairatchabamrung - để tham gia đón lễ Vu Lan báo hiếu, được coi là ngày lễ quan trọng trong năm của mọi người Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Ngô Đức Thắng cùng nhiều cán bộ nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện của Việt Nam và sinh viên đang học tập tại Thái Lan cũng tham dự buổi lễ, do Hội Văn hóa Thái-Việt phối hợp với Trung tâm Ngôn ngữ & Kiến thức Việt tổ chức nhằm ôn lại truyền thống hiếu hạnh ghi nhớ công lao của đấng sinh thành.
Bà con Phật tử đã dâng hương hoa tỏ lòng tôn kính lên đức phật tổ và báo hiếu ông bà cha mẹ, đồng thời lắng nghe các vị hòa thượng, nhà sư trụ trì Cảnh Phước-Anamnikaya (An Nam tông) một số chùa ở Thái Lan và quý sư thày trong nhóm du học tăng lữ tại Thái Lan tụng kinh "Báo hiếu và Vu Lan," pháp thoại ý nghĩa của ngày lễ xá tội vong nhân cũng như trách nhiệm của người con đối với cha mẹ đấng sinh thành.
Sau nghi lễ dâng hương đức Phật và lễ tụng kinh là nghi thức cài hoa hồng tưởng nhớ mẹ lên ngực áo của tăng ni phật tử. Hoa hồng màu vàng cài cho tăng ni, hoa màu trắng cài cho phật tử có bố hoặc mẹ hoặc cả hai đã ra đi, còn hoa hồng màu đỏ cài cho phật tử bố mẹ vẫn còn sống. Những bông hoa hồng ấy nhắc nhở con cháu luôn ghi nhớ công ơn bố mẹ dù còn sống hay đã mãi mãi đi xa.
Chủ tịch Hội văn hóa Thái-Việt, giáo sư Lae Dilokvidhyarat khẳng định việc tổ chức những lễ hội như lễ Vu Lan, Rằm tháng Giêng,… sẽ giúp bà con Việt kiều nhớ về cội nguồn, biết được mình là ai, qua đó sống tự tin và mạnh mẽ hơn trong xã hội Thái Lan.
Đại sứ Ngô Đức Thắng đánh giá cao những cố gắng của Hội Văn hóa Thái-Việt cũng như các tổ chức Việt kiều ở Thái Lan trong việc phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Ông hy vọng rằng hoạt động này sẽ được duy trì thường xuyên do đây cũng là hình thức sinh hoạt cộng đồng, góp phần nâng cao truyền thống và bản sắc văn hóa của người Việt Nam sống ở Thái Lan.
Sau khi được tổ chức lần đầu tiên vào năm ngoái tại chùa Cảnh Phước, một ngôi chùa cổ có nhiều vị sư trụ trì hay giúp đỡ người nghèo và học sinh một số trường ở thủ đô Bangkok hay các tỉnh phụ cận, từ năm phật lịch 2552 (tức năm 2009 dương lịch), đại lễ Vu Lan được tổ chức hằng năm tại xứ "chùa Vàng" - một dịp để các phật tử cùng bạn bè xa gần gặp gỡ, tìm hiểu thêm về văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Đây là ngày xá tội vong nhân ở Việt Nam và cũng là ngày con cháu thắp nén hương thành kính tỏ lòng hiếu hạnh, sự tôn kính và báo hiếu công đức sinh thành của ông bà cha mẹ, tổ tiên đã khuất./.
Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Ngô Đức Thắng cùng nhiều cán bộ nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện của Việt Nam và sinh viên đang học tập tại Thái Lan cũng tham dự buổi lễ, do Hội Văn hóa Thái-Việt phối hợp với Trung tâm Ngôn ngữ & Kiến thức Việt tổ chức nhằm ôn lại truyền thống hiếu hạnh ghi nhớ công lao của đấng sinh thành.
Bà con Phật tử đã dâng hương hoa tỏ lòng tôn kính lên đức phật tổ và báo hiếu ông bà cha mẹ, đồng thời lắng nghe các vị hòa thượng, nhà sư trụ trì Cảnh Phước-Anamnikaya (An Nam tông) một số chùa ở Thái Lan và quý sư thày trong nhóm du học tăng lữ tại Thái Lan tụng kinh "Báo hiếu và Vu Lan," pháp thoại ý nghĩa của ngày lễ xá tội vong nhân cũng như trách nhiệm của người con đối với cha mẹ đấng sinh thành.
Sau nghi lễ dâng hương đức Phật và lễ tụng kinh là nghi thức cài hoa hồng tưởng nhớ mẹ lên ngực áo của tăng ni phật tử. Hoa hồng màu vàng cài cho tăng ni, hoa màu trắng cài cho phật tử có bố hoặc mẹ hoặc cả hai đã ra đi, còn hoa hồng màu đỏ cài cho phật tử bố mẹ vẫn còn sống. Những bông hoa hồng ấy nhắc nhở con cháu luôn ghi nhớ công ơn bố mẹ dù còn sống hay đã mãi mãi đi xa.
Chủ tịch Hội văn hóa Thái-Việt, giáo sư Lae Dilokvidhyarat khẳng định việc tổ chức những lễ hội như lễ Vu Lan, Rằm tháng Giêng,… sẽ giúp bà con Việt kiều nhớ về cội nguồn, biết được mình là ai, qua đó sống tự tin và mạnh mẽ hơn trong xã hội Thái Lan.
Đại sứ Ngô Đức Thắng đánh giá cao những cố gắng của Hội Văn hóa Thái-Việt cũng như các tổ chức Việt kiều ở Thái Lan trong việc phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Ông hy vọng rằng hoạt động này sẽ được duy trì thường xuyên do đây cũng là hình thức sinh hoạt cộng đồng, góp phần nâng cao truyền thống và bản sắc văn hóa của người Việt Nam sống ở Thái Lan.
Sau khi được tổ chức lần đầu tiên vào năm ngoái tại chùa Cảnh Phước, một ngôi chùa cổ có nhiều vị sư trụ trì hay giúp đỡ người nghèo và học sinh một số trường ở thủ đô Bangkok hay các tỉnh phụ cận, từ năm phật lịch 2552 (tức năm 2009 dương lịch), đại lễ Vu Lan được tổ chức hằng năm tại xứ "chùa Vàng" - một dịp để các phật tử cùng bạn bè xa gần gặp gỡ, tìm hiểu thêm về văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Đây là ngày xá tội vong nhân ở Việt Nam và cũng là ngày con cháu thắp nén hương thành kính tỏ lòng hiếu hạnh, sự tôn kính và báo hiếu công đức sinh thành của ông bà cha mẹ, tổ tiên đã khuất./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)