Thí sinh đỗ nhưng không “thèm” đến học, gọi 3 em thì “rụng” mất 2, chỉ còn 1 em đến trường. Muốn đủ chỉ tiêu, trường phải gọi tới 300%. Đó là thực trạng tuyển sinh khối B của khá nhiều trường đại học hiện nay. “Năm nào chúng tôi cũng phải đau đầu với bài toán thí sinh đỗ ‘ảo’ này,” ông Nguyễn Hữu Tú, Hiệu phó phụ trách đào tạo Đại học Y Hà Nội nói.
Mang phận… dự phòng
Do hai khối A và B chỉ khác nhau môn sinh học (khối A thi toán, lý, hóa; khối B thi toán, hóa, sinh), lại diễn ra vào hai đợt khác nhau (khối A thi đợt 1, khối B thi đợt 2) nên nhiều sĩ tử khối A đã “nhảy dù” sang thi cả khối B để tăng cơ hội đỗ đại học cho mình.
Đỗ Thị Thu Thảo, học sinh lớp 12T4, trường Trung học phổ thông Việt Đức, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nộp tới 4 bộ hồ sơ dự thi khối A vào 4 trường Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Lao động xã hội và Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Tuy nhiên, Thảo vẫn “sơ cua” thêm khối B là Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
“Khối A là khối thi chính. Khối B để dự phòng, trong trường hợp em làm bài khối A không tốt thì sẽ cố gắng hơn ở khối B. Nếu khối A làm bài tốt thì khối B coi như... thi cho biết," Thảo cho biết.
Đây cũng là ý định của em Phạm Văn Tuấn, Kiến Xương, Thái Bình. Năm nay, Tuấn nộp hồ sơ dự thi khối A vào Đại học Công Nghiệp Hà Nội, “thòng” thêm một hồ sơ khối B vào Đại học Nông nghiệp I.
Theo lãnh đạo các đại học, việc thí sinh coi khối B chỉ là dự bị đã diễn ra nhiều năm nay. Do có thêm lượng thí sinh từ khối A sang nên lượng hồ sơ của khối này năm nào cũng lớn, tỷ lệ "chọi" cao, tỷ lệ thí sinh đến dự thi cũng cao.
Năm 2010, tỷ lệ thí sinh khối B đến dự thi của Đại học Khoa học tự nhiên đạt tới 80%, cao hơn khối A. Năm 2011, ngành Công nghệ sinh học của trường này tuyển 100 chỉ tiêu nhưng nhận được tới hơn 2.000 hồ sơ, tỷ lệ "chọi" là 1/20.
Theo thống kê hồ sơ đăng ký dự thi của Đại học Huế cũng cho thấy, hai trường với đa số ngành tuyển khối B là Đai học Y dược và Đại học Nông lâm có tỉ lệ “chọi” cao nhất, lần lượt là 1/10,2 và 1/9,2. Tỷ lệ này của các đại học ngành y khu vực phía Bắc còn cao hơn nữa. Cụ thể, tỷ lệ "chọi" của Đại học Y Hà Nội là 1/18, Đại học Y Thái Bình là 1/17, Đại học Y Hải Phòng là 1/15.
Gọi 3, "rụng" mất 2
Thầy Đoàn Văn Vệ, Trưởng phòng Đào tạo của Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết, do lượng hồ sơ lớn, tỷ lệ dự thi cao nên điểm thi đầu vào khối A của trường cũng khá cao. Mùa tuyển sinh năm 2010, nếu xây dựng điểm chuẩn như với khối A, lấy từ trên xuống đến đủ chỉ tiêu, thì điểm chuẩn khối B của trường phải tầm 26 – 27 điểm.
Tuy nhiên, kinh nghiệm tuyển sinh nhiều năm cho thấy lượng hồ sơ ảo của ngành này rất lớn. Do đó, thay vì lấy đúng 26 điểm, trường phải hạ xuống 20 điểm. Số thí sinh được gọi nhập học vì thế lên tới 300% chỉ tiêu. Tuy nhiên, số thí sinh đến nhập học chỉ được 1/3, vừa với chỉ tiêu tuyển.
Phải gọi thí sinh khối B vượt lên rất nhiều so với chỉ tiêu thực tế cũng là tình trạng của Đại học Đà Nẵng. Theo Trưởng ban Đào tạo Nguyễn Hoàng Việt, tỷ lệ đỗ ảo khối nào cũng có, nhưng khối B lại đặc biệt lớn. Năm 2010, trường gọi 250% chỉ tiêu nhưng số thí sinh đến vẫn ít hơn số lượng cần tuyển.
Ngay đến một trường có tiếng và chuyên hẳn về khối B như Đại học Y Hà Nội cũng không ngoại lệ. Ông Nguyễn Hữu Tú, Hiệu phó phụ trách đào tạo đại học này cho biết, với ngành Bác sĩ đa khoa, Răng hàm mặt, tỷ lệ thí sinh đỗ đến nhập học khá lớn, đạt khoảng 80%.
Nhưng với các ngành còn lại như Cử nhân điều dưỡng, Y học dự phòng, trường cũng phải gọi tới 300%, gấp 3 lần chỉ tiêu. "Gọi dư ra, nhỡ thí sinh đến nhiều, vượt số lượng đào tạo cho phép, thì bị phê bình. Nhưng với lượng thí sinh đỗ ‘ảo’ lớn như khối này, nếu không gọi dư, thì số thí sinh thực tế đến học lại rất ít. Đây bài bài toán cân đo rất khó cho các trường," ông Tú phân trần.
Cũng theo vị lãnh đạo Đại học Y Hà Nội này, do có lượng thí sinh đỗ "ảo" lớn nên các sĩ tử của khối B không nên lo lắng khi thấy tỷ lệ "chọi" cao./.
Mang phận… dự phòng
Do hai khối A và B chỉ khác nhau môn sinh học (khối A thi toán, lý, hóa; khối B thi toán, hóa, sinh), lại diễn ra vào hai đợt khác nhau (khối A thi đợt 1, khối B thi đợt 2) nên nhiều sĩ tử khối A đã “nhảy dù” sang thi cả khối B để tăng cơ hội đỗ đại học cho mình.
Đỗ Thị Thu Thảo, học sinh lớp 12T4, trường Trung học phổ thông Việt Đức, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nộp tới 4 bộ hồ sơ dự thi khối A vào 4 trường Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Lao động xã hội và Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Tuy nhiên, Thảo vẫn “sơ cua” thêm khối B là Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
“Khối A là khối thi chính. Khối B để dự phòng, trong trường hợp em làm bài khối A không tốt thì sẽ cố gắng hơn ở khối B. Nếu khối A làm bài tốt thì khối B coi như... thi cho biết," Thảo cho biết.
Đây cũng là ý định của em Phạm Văn Tuấn, Kiến Xương, Thái Bình. Năm nay, Tuấn nộp hồ sơ dự thi khối A vào Đại học Công Nghiệp Hà Nội, “thòng” thêm một hồ sơ khối B vào Đại học Nông nghiệp I.
Theo lãnh đạo các đại học, việc thí sinh coi khối B chỉ là dự bị đã diễn ra nhiều năm nay. Do có thêm lượng thí sinh từ khối A sang nên lượng hồ sơ của khối này năm nào cũng lớn, tỷ lệ "chọi" cao, tỷ lệ thí sinh đến dự thi cũng cao.
Năm 2010, tỷ lệ thí sinh khối B đến dự thi của Đại học Khoa học tự nhiên đạt tới 80%, cao hơn khối A. Năm 2011, ngành Công nghệ sinh học của trường này tuyển 100 chỉ tiêu nhưng nhận được tới hơn 2.000 hồ sơ, tỷ lệ "chọi" là 1/20.
Theo thống kê hồ sơ đăng ký dự thi của Đại học Huế cũng cho thấy, hai trường với đa số ngành tuyển khối B là Đai học Y dược và Đại học Nông lâm có tỉ lệ “chọi” cao nhất, lần lượt là 1/10,2 và 1/9,2. Tỷ lệ này của các đại học ngành y khu vực phía Bắc còn cao hơn nữa. Cụ thể, tỷ lệ "chọi" của Đại học Y Hà Nội là 1/18, Đại học Y Thái Bình là 1/17, Đại học Y Hải Phòng là 1/15.
Gọi 3, "rụng" mất 2
Thầy Đoàn Văn Vệ, Trưởng phòng Đào tạo của Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết, do lượng hồ sơ lớn, tỷ lệ dự thi cao nên điểm thi đầu vào khối A của trường cũng khá cao. Mùa tuyển sinh năm 2010, nếu xây dựng điểm chuẩn như với khối A, lấy từ trên xuống đến đủ chỉ tiêu, thì điểm chuẩn khối B của trường phải tầm 26 – 27 điểm.
Tuy nhiên, kinh nghiệm tuyển sinh nhiều năm cho thấy lượng hồ sơ ảo của ngành này rất lớn. Do đó, thay vì lấy đúng 26 điểm, trường phải hạ xuống 20 điểm. Số thí sinh được gọi nhập học vì thế lên tới 300% chỉ tiêu. Tuy nhiên, số thí sinh đến nhập học chỉ được 1/3, vừa với chỉ tiêu tuyển.
Phải gọi thí sinh khối B vượt lên rất nhiều so với chỉ tiêu thực tế cũng là tình trạng của Đại học Đà Nẵng. Theo Trưởng ban Đào tạo Nguyễn Hoàng Việt, tỷ lệ đỗ ảo khối nào cũng có, nhưng khối B lại đặc biệt lớn. Năm 2010, trường gọi 250% chỉ tiêu nhưng số thí sinh đến vẫn ít hơn số lượng cần tuyển.
Ngay đến một trường có tiếng và chuyên hẳn về khối B như Đại học Y Hà Nội cũng không ngoại lệ. Ông Nguyễn Hữu Tú, Hiệu phó phụ trách đào tạo đại học này cho biết, với ngành Bác sĩ đa khoa, Răng hàm mặt, tỷ lệ thí sinh đỗ đến nhập học khá lớn, đạt khoảng 80%.
Nhưng với các ngành còn lại như Cử nhân điều dưỡng, Y học dự phòng, trường cũng phải gọi tới 300%, gấp 3 lần chỉ tiêu. "Gọi dư ra, nhỡ thí sinh đến nhiều, vượt số lượng đào tạo cho phép, thì bị phê bình. Nhưng với lượng thí sinh đỗ ‘ảo’ lớn như khối này, nếu không gọi dư, thì số thí sinh thực tế đến học lại rất ít. Đây bài bài toán cân đo rất khó cho các trường," ông Tú phân trần.
Cũng theo vị lãnh đạo Đại học Y Hà Nội này, do có lượng thí sinh đỗ "ảo" lớn nên các sĩ tử của khối B không nên lo lắng khi thấy tỷ lệ "chọi" cao./.
Phạm Mai (Vietnam+)