Các trận chiến thương mại và cơ sở hạ tầng ở châu Á

Các doanh nghiệp Australia ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc và các thị trường Anglo-Saxon truyền thống, cũng như sức ép đối ngoại buộc Australia phải đa dạng hóa mối liên kết với Ấn Độ và Indonesia.
Các trận chiến thương mại và cơ sở hạ tầng ở châu Á ảnh 1Đường vành đai ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Theo trang mạng lowyinstitute.org, các doanh nghiệp Australia đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc cũng như các thị trường Anglo-Saxon truyền thống, cũng như sức ép đối ngoại buộc Australia phải đa dạng hóa các mối liên kết với các quốc gia lớn mới nổi, chẳng hạn như Ấn Độ và Indonesia.

Điều này diễn ra vào thời điểm một cuộc khảo sát mới về thái độ trong kinh doanh cho thấy sự bất ổn tiếp diễn và mức độ chấp nhận của các hiệp định thương mại song phương mới, bất chấp chính phủ liên minh tuyên bố đây là thành công chính trị quan trọng và tạo ra một chương trình vượt trội hơn nữa để thúc đẩy những hiệp định song phương này.

Cuộc khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Australia (ACCI) đặt ra một thách thức thú vị đối với châu Á trước mô hình lựa chọn của New Zealand, mà thường được sử dụng trong các cuộc thảo luận về việc liệu có đáng để can dự thương mại với châu Á hay không.

Cuộc khảo sát cho thấy 61% người trả lời nên thúc đẩy thương mại với Trung Quốc (một con số tăng đáng kể so với năm 2016), tiếp đến là New Zealand với 49% và Mỹ là 47%.

Điều này giải thích cho việc phụ thuộc ngày càng tăng vào Trung Quốc khi nền kinh tế Australia đang phát triển chậm lại và rõ ràng có những trường hợp can thiệp chính trị vào thương mại Australia trong bối cảnh căng thẳng chính trị.

Tuy nhiên sau đó, thương mại phụ thuộc nhiều hơn vào các nước phát triển lâu đời bất chấp triển vọng tăng trưởng tốt hơn ở những nước lớn mới nổi chẳng hạn như Indonesia và Ấn Độ, điều này đã được nhìn nhận ra trong các cuộc khảo sát của ACCI trước đây.

May thay, với những phát hiện của ACCI về việc ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, một cuộc khảo sát riêng rẽ của các doanh nghiệp Australia tại Trung Quốc trong tuần này đã cho thấy những xáo trộn nhưng tiếp tục đặt lòng tin vào triển vọng kinh tế của Trung Quốc bất chấp những căng thẳng ngoại giao song phương và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

ACCI đưa ra lý lẽ ủng hộ hành động của chính phủ tăng cường nhận thức đối với các thị trường tăng trưởng cao không phải Trung Quốc thậm chí mặc dù cơ quan này gần đây tập trung vào xúc tiến thương mại cả ở mức độ bang và liên bang.

Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Trung Quốc được củng cố bởi một phát hiện mới đây cho thấy hiệp định thương mại song phương Australia-Trung Quốc được sử dụng nhiều nhất sau đó mới đến các hiệp định thương mại với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Australia-New Zealand-ASEAN.

[Trung Quốc, Australia kêu gọi nói "không" với bảo hộ thương mại]

Thế nhưng, bất chấp chương trình giáo dục được theo sau các thỏa thuận thương mại gần đây, cuộc khảo sát cho thấy việc thiếu nhận thức về các hiệp định khác nhau đã tăng lên trong hơn hai năm qua.

Ông Andrew Mackenzie - Giám đốc điều hành BHP đã phải hứng chịu những lời chỉ trích nặng nề vì sự ủng hộ không tái thiết của ông đối với sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc ở Bắc Kinh hồi tuần trước, giữa lúc Italy ủng hộ sáng kiến này.

Cho dù bị chỉ trích, ít nhất BHP đã góp phần hữu ích vào cuộc tranh luận quan trọng để đánh giá quy mô và phạm vi của BRI.

Trong khi nếu có một cuộc chiến cơ sở hạ tầng đang diễn ra ở châu Á, thì cuộc họp thú vị nhất trong tháng này sẽ bao gồm các cuộc đàm phán về thỏa thuận đình chiến ở Manila giữa Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) Takehiko Nakao và Chủ tịch Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) Jin Liqun.

Hai ngân hàng này đã ký một thỏa thuận cùng cung cấp tài chính sau năm sự phối hợp cho đến nay đa phần sử dụng các nguyên tắc của ADB, chúng ta cần lưu ý rằng AIIB khởi đầu năm nay bằng tuyên bố ngân hàng này có kế hoạch tài trợ cho các dự án độc lập.

ASEAN kỹ thuật số

Động thái của Bộ trưởng thương mại Simon Birmingham gây sức ép với các đại sứ Đông Nam Á về nhu cầu cho một hiệp định thương mại bao gồm thương mại điện tử trong chuyến thăm của họ tới Adelaide hai tuần trước đây hóa ra là đúng thời điểm.

Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa mới công bố nội dung về hiệp định thương mại điện tử của chính khối này được đàm phán hồi năm ngoái, cho dù nhiều khía cạnh khác của việc hội nhập kinh tế khu vực vẫn còn có một số khoảng cách.

Hiệp định này phần lớn tập trung vào sự hợp tác hơn là các quy tắc pháp luật và vì thế nó không thể cung cấp nguyên tắc cho hoạt động kinh doanh khi thương mại điện tử phát triển nhanh chóng ở khắp khu vực này.

Theo Trung tâm thương mại châu Á, quy định thương mại điện tử hiện nay được gắn liền với tiến trình hội nhập ASEAN, cung cấp khả năng nhiều hơn cho các đối tác đối thoại (và thương mại) chẳng hạn như Australia tham gia song phương hoặc trong các nhóm rộng lớn hơn như Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Cơ hội tốt đầu tiên có thể là khi các cuộc thảo luận diễn ra vào tháng tới tại Melbourne nhằm cung cấp thông tin mới nhất về Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia- New Zealand (AANZFTA) 10 năm tuổi.

Khởi đầu sớm

Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) đang quyết tâm rèn luyện những bộ óc trẻ để tạo ra thế hệ tương lai trưởng thành bằng cách lần đầu tiên đưa chương trình mở rộng đầu tư và thương mại của nước này vào các trường học.

DFAT đã tận dụng chuyến thăm gần đây của các đại sứ Đông Nam Á tham dự một diễn đàn sinh viên ở Adelaide để mở một trang mạng mới nhằm dễ dàng cung cấp thông tin về vai trò của thương mại trong phát triển đất nước Australia.

Chương trình này là một sự chuẩn bị cho khả năng phản ứng mạnh mẽ chống lại tự do thương mại trong thời kỳ suy thoái kinh tế bất ngờ. Vai trò của trường học dựa trên giả thuyết những người trẻ là những người ủng hộ toàn cầu hóa có học.

Tranh chấp

Trong khi đó, ông Birmingham dường như đang xem xét lại quan điểm cho một cuộc tranh luận bầu cử về thương mại trong tuần này bằng cách đề nghị rằng việc phản đối (từ Công đảng) các điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước (ISDS) là một “nỗi ám ảnh không đáng ngại của cánh tả.”

Những điều khoản này, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài kiện các chính phủ vì thay đổi các quy tắc, chắc chắn đã được xóa sạch trong các hiệp định thương mại gần đây để thể hiện việc chính phủ có quyền thay đổi chính sách công trong các lĩnh vực như chăm sóc y tế./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục