Theo ông Juergen Hess, các Đối tác ngành lâm nghiệp (FSSP) sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam để thực hiện các vấn đề trọng tâm của ngành lâm nghiệp.
Hội nghị thường niên của FSSP năm 2011 được tổ chức dưới sự đồng chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ông Hứa Đức Nhị và ông Juergen Hess, Điều phối lĩnh vực ưu tiên về quản lý tài nguyên thiên nhiên Đức tại Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội ngày 25/1/2011.
Ông Hứa Đức Nhị cho rằng, trong quá trình phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam không chỉ có nhờ vào sự nỗ của người dân, của Chính phủ mà còn phải kể đến sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế như Phần Lan, Đức, JICA, FAO, Thụy Sĩ...
Trong giai đoạn 2006-2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có nhiều hành động thiết thực trong việc thực hiện những cam kết chống sa mạc hóa và thích ứng biến đổi khí hậu. Nhờ vậy, năm 2010, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 4%, đây là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2006-2010. Tỷ lệ che phủ rừng vẫn tiếp tục tăng, từ 37,7% năm 2006 lên 39,5% năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 0,36%.
"Sự phát triển của ngành lâm nghiệp đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện đời sống của cư dân nông thôn,nhất là những người làm rừng, tạo nhiều việc làm và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu," ông Nhị nói.
Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện chi trả dịch vụ môi trường, ngành lâm nghiệp đã chuyển từ dựa vào quốc doanh sang phát triển lâm nghiệp xã hôi với nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng vai trò nòng cốt trồng trồng rừng là các hộ gia đình và trong chế biến lâm sản là các doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, ông Nhị cũng đã cho biết, việc phát triển ngành lâm nghiệp ở Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như chất lượng rừng trồng cũng như rừng tự nhiên năng suất và chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến xuất khẩu; thiếu vốn trồng rừng; tình trạng phá rừng trái pháp luật vẫn diễn ra, ngàh chế biên lâm sản phát triển nhưng chưa vững chắc.
Chính vì vậy, để đạt mục tiêu tăng độ che phủ rừng lên 40% năm 2011, và xuất khẩu lâm sản khoảng 3,8 tỷ USD, ngành lâm nghiệp cũng đã đưa ra nhiều giải pháp như đẩy nhah việc giao đất trồng rừng cho cộng đồng dân cư, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng đối với các đối tượng nhiều đối tượng trồng rừng.
FSSP là một Đối tác lâm nghiệp hoạt động có hiệu quả với các bên liên quan từ phía Chính phủ, khu vực tư nhân, phi chính phủ và quốc tế nhằm góp phần thực thi Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam. Thông qua việc thúc đẩy chia sẻ thông tin, tăng cường đối thoại chính sách và hợp tác về các lĩnh vực quan trọng của ngành, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả việc sử dụng và huy động các nguồn lực cho ngành lâm nghiệp Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Tường Vân, Phó giám Đóc, văn phòng điều phố FSSP, trong giai đoạn 2011-2015, FSSP sẽ tiếp tục phát triển theo hướng mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức phi chính phủ trong nước.
Cũng ngày, các phiên họp thảo luận về các ưu tiên của ngành lâm nghiệp trong năm 2011 cũng đã diễn ra với 3 chủ đề gồm quản lý rừng bền vững và biến đổi khí hậu; bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và chi trả dịch vụ môi trường rừng; chế biến gỗ và thương mại - đối phó với những thay đổi thị trường./.
Hội nghị thường niên của FSSP năm 2011 được tổ chức dưới sự đồng chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ông Hứa Đức Nhị và ông Juergen Hess, Điều phối lĩnh vực ưu tiên về quản lý tài nguyên thiên nhiên Đức tại Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội ngày 25/1/2011.
Ông Hứa Đức Nhị cho rằng, trong quá trình phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam không chỉ có nhờ vào sự nỗ của người dân, của Chính phủ mà còn phải kể đến sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế như Phần Lan, Đức, JICA, FAO, Thụy Sĩ...
Trong giai đoạn 2006-2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có nhiều hành động thiết thực trong việc thực hiện những cam kết chống sa mạc hóa và thích ứng biến đổi khí hậu. Nhờ vậy, năm 2010, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 4%, đây là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2006-2010. Tỷ lệ che phủ rừng vẫn tiếp tục tăng, từ 37,7% năm 2006 lên 39,5% năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 0,36%.
"Sự phát triển của ngành lâm nghiệp đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện đời sống của cư dân nông thôn,nhất là những người làm rừng, tạo nhiều việc làm và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu," ông Nhị nói.
Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện chi trả dịch vụ môi trường, ngành lâm nghiệp đã chuyển từ dựa vào quốc doanh sang phát triển lâm nghiệp xã hôi với nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng vai trò nòng cốt trồng trồng rừng là các hộ gia đình và trong chế biến lâm sản là các doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, ông Nhị cũng đã cho biết, việc phát triển ngành lâm nghiệp ở Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như chất lượng rừng trồng cũng như rừng tự nhiên năng suất và chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến xuất khẩu; thiếu vốn trồng rừng; tình trạng phá rừng trái pháp luật vẫn diễn ra, ngàh chế biên lâm sản phát triển nhưng chưa vững chắc.
Chính vì vậy, để đạt mục tiêu tăng độ che phủ rừng lên 40% năm 2011, và xuất khẩu lâm sản khoảng 3,8 tỷ USD, ngành lâm nghiệp cũng đã đưa ra nhiều giải pháp như đẩy nhah việc giao đất trồng rừng cho cộng đồng dân cư, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng đối với các đối tượng nhiều đối tượng trồng rừng.
FSSP là một Đối tác lâm nghiệp hoạt động có hiệu quả với các bên liên quan từ phía Chính phủ, khu vực tư nhân, phi chính phủ và quốc tế nhằm góp phần thực thi Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam. Thông qua việc thúc đẩy chia sẻ thông tin, tăng cường đối thoại chính sách và hợp tác về các lĩnh vực quan trọng của ngành, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả việc sử dụng và huy động các nguồn lực cho ngành lâm nghiệp Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Tường Vân, Phó giám Đóc, văn phòng điều phố FSSP, trong giai đoạn 2011-2015, FSSP sẽ tiếp tục phát triển theo hướng mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức phi chính phủ trong nước.
Cũng ngày, các phiên họp thảo luận về các ưu tiên của ngành lâm nghiệp trong năm 2011 cũng đã diễn ra với 3 chủ đề gồm quản lý rừng bền vững và biến đổi khí hậu; bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và chi trả dịch vụ môi trường rừng; chế biến gỗ và thương mại - đối phó với những thay đổi thị trường./.
Ngọc Dung (Vietnam+)