Ngày 14/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội nghị Bảo vệ và phát triển rừng Tây Nguyên.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị trong thời gian tới, các tỉnh Tây Nguyên tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành về công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là Chỉ thị 1685 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn tình trạng phá rừng, chống người thi hành công vụ; trong đó, nghiêm túc thực hiện việc dừng các dự án chuyển đổi rừng tự nhiên sang mục đích lâm nghiệp; tăng cường quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp; kiểm tra, rà soát, lập biên bản thống kê diện tích rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép; kiên quyết tổ chức cưỡng chế, giải tỏa, thu hồi để có kế hoạch phục hồi, trồng lại rừng.
Các tỉnh Tây Nguyên tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp giữa người dân tại chỗ với các chủ rừng, chủ đầu tư xây dựng dự án; không để tạo ra ”điểm nóng” và khiếu kiện đông người.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh các tỉnh Tây Nguyên cần kiên quyết giải tỏa, đình chỉ hoạt động các xưởng chế biến gỗ gần rừng, trong rừng vi phạm các quy định của Nhà nước; rà soát lại toàn bộ quy hoạch phát triển cao su và tình hình thực hiện các dự án trồng cao su theo Quyết định 750 của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng chỉ đạo trong thời gian tới, các tỉnh Tây Nguyên cần bảo vệ tốt và phục hồi diện tích rừng hiện có, sử dụng tài nguyên rừng, quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả, bền vững, nâng độ che phủ rừng (bao gồm cả cây cao su trồng trên đất lâm nghiệp) lên 55% vào năm 2020, tăng năng suất, chất lượng và giá trị tổng hợp của rừng; tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
Các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) có tổng diện tích tự nhiên 54.461 km2, dân số khoảng 5,1 triệu người, là địa bàn chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng; đồng thời là tiềm năng lớn về tài nguyên rừng và nhiều lợi thế về phát triển kinh tế, phát triển lâm nghiệp.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm chỉ đạo, đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng cho khu vực này; nhiều chương trình, dự án lâm nghiệp được triển khai thực hiện như Chương trình Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (IX), phát triển vùng Tây Nguyên, Quyết định số 25 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống cho đồng bào vùng Tây Nguyên, chính sách giao rừng, thuê rừng, khoán bảo vệ rừng và các cơ chế hưởng lợi.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ở Tây Nguyên cũng đã tích cực triển khai thực hiện, cụ thể hóa thành các Nghị quyết chuyên đề, Chỉ thị trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Hiện nay, tổng diện tích rừng các tỉnh Tây Nguyên có trên 2.848.000ha, độ che phủ 51,3%; trong đó, rừng có trữ lượng là 1.772.744ha, chỉ đạt độ che phủ là 32,4%, còn lại là rừng trồng chưa có trữ lượng, rừng tự nhiên phục hồi.
Tuy nhiên, về tổng quát, công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn chưa có chuyển biến tích cực, tình trạng phá rừng chiếm đất, lấy gỗ và lâm sản trái pháp luật vẫn còn diễn ra khá phổ biến và phức tạp, hành vi chống người thi hành công vụ diễn ra gay gắt, coi thường kỷ cương pháp luật, gây bức xúc trong xã hội, tình trạng suy giảm diện tích, chất lượng rừng ngày càng gia tăng.
Việc tổ chức sản xuất kinh doanh của các công ty lâm nghiệp, hoạt động của các ban quản lý rừng ở vùng Tây Nguyên còn hạn chế.
Việc giải quyết hài hòa lợi ích giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa tổ chức lâm nghiệp Nhà nước với hộ gia đình và cộng đồng đối với rừng, đất lâm nghiệp đang là yêu cầu cấp bách ở nhiều nơi.
Nguyên nhân khiến diện tích rừng các tỉnh Tây Nguyên suy giảm là do dân số tăng nhanh, nhất là dân di cư đến ngoài kế hoạch, giá một số mặt hàng nông sản tăng mạnh (càphê, cao su, sắn, điều...) dẫn đến tình trạng xâm lấn, phá rừng trái pháp luật để lấy đất sản xuất, lập các khu dân cư và nhiều dự án chuyển đổi rừng sang mục đích khác.
Chính sách thuế tài nguyên còn bất hợp lý, quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, các cơ sở chế biến gỗ còn bốc lộ nhiều yếu kém. Việc chuyển đổi rừng, đất lâm nghiệp sang trồng cao su chưa chú ý khai thác quỹ đất không có rừng, loại đất khác để phát triển cao su mà các doanh nghiệp, địa phương chỉ quan tâm đến việc chuyển đổi rừng.
Phần lớn các lâm trường chuyển đổi sang các công ty lâm nghiệp chỉ là đổi tên, cơ chế quản lý, phương thức hoạt động vẫn như trước đây, không phát huy được tính chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.../.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị trong thời gian tới, các tỉnh Tây Nguyên tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành về công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là Chỉ thị 1685 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn tình trạng phá rừng, chống người thi hành công vụ; trong đó, nghiêm túc thực hiện việc dừng các dự án chuyển đổi rừng tự nhiên sang mục đích lâm nghiệp; tăng cường quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp; kiểm tra, rà soát, lập biên bản thống kê diện tích rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép; kiên quyết tổ chức cưỡng chế, giải tỏa, thu hồi để có kế hoạch phục hồi, trồng lại rừng.
Các tỉnh Tây Nguyên tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp giữa người dân tại chỗ với các chủ rừng, chủ đầu tư xây dựng dự án; không để tạo ra ”điểm nóng” và khiếu kiện đông người.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh các tỉnh Tây Nguyên cần kiên quyết giải tỏa, đình chỉ hoạt động các xưởng chế biến gỗ gần rừng, trong rừng vi phạm các quy định của Nhà nước; rà soát lại toàn bộ quy hoạch phát triển cao su và tình hình thực hiện các dự án trồng cao su theo Quyết định 750 của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng chỉ đạo trong thời gian tới, các tỉnh Tây Nguyên cần bảo vệ tốt và phục hồi diện tích rừng hiện có, sử dụng tài nguyên rừng, quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả, bền vững, nâng độ che phủ rừng (bao gồm cả cây cao su trồng trên đất lâm nghiệp) lên 55% vào năm 2020, tăng năng suất, chất lượng và giá trị tổng hợp của rừng; tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
Các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) có tổng diện tích tự nhiên 54.461 km2, dân số khoảng 5,1 triệu người, là địa bàn chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng; đồng thời là tiềm năng lớn về tài nguyên rừng và nhiều lợi thế về phát triển kinh tế, phát triển lâm nghiệp.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm chỉ đạo, đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng cho khu vực này; nhiều chương trình, dự án lâm nghiệp được triển khai thực hiện như Chương trình Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (IX), phát triển vùng Tây Nguyên, Quyết định số 25 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống cho đồng bào vùng Tây Nguyên, chính sách giao rừng, thuê rừng, khoán bảo vệ rừng và các cơ chế hưởng lợi.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ở Tây Nguyên cũng đã tích cực triển khai thực hiện, cụ thể hóa thành các Nghị quyết chuyên đề, Chỉ thị trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Hiện nay, tổng diện tích rừng các tỉnh Tây Nguyên có trên 2.848.000ha, độ che phủ 51,3%; trong đó, rừng có trữ lượng là 1.772.744ha, chỉ đạt độ che phủ là 32,4%, còn lại là rừng trồng chưa có trữ lượng, rừng tự nhiên phục hồi.
Tuy nhiên, về tổng quát, công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn chưa có chuyển biến tích cực, tình trạng phá rừng chiếm đất, lấy gỗ và lâm sản trái pháp luật vẫn còn diễn ra khá phổ biến và phức tạp, hành vi chống người thi hành công vụ diễn ra gay gắt, coi thường kỷ cương pháp luật, gây bức xúc trong xã hội, tình trạng suy giảm diện tích, chất lượng rừng ngày càng gia tăng.
Việc tổ chức sản xuất kinh doanh của các công ty lâm nghiệp, hoạt động của các ban quản lý rừng ở vùng Tây Nguyên còn hạn chế.
Việc giải quyết hài hòa lợi ích giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa tổ chức lâm nghiệp Nhà nước với hộ gia đình và cộng đồng đối với rừng, đất lâm nghiệp đang là yêu cầu cấp bách ở nhiều nơi.
Nguyên nhân khiến diện tích rừng các tỉnh Tây Nguyên suy giảm là do dân số tăng nhanh, nhất là dân di cư đến ngoài kế hoạch, giá một số mặt hàng nông sản tăng mạnh (càphê, cao su, sắn, điều...) dẫn đến tình trạng xâm lấn, phá rừng trái pháp luật để lấy đất sản xuất, lập các khu dân cư và nhiều dự án chuyển đổi rừng sang mục đích khác.
Chính sách thuế tài nguyên còn bất hợp lý, quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, các cơ sở chế biến gỗ còn bốc lộ nhiều yếu kém. Việc chuyển đổi rừng, đất lâm nghiệp sang trồng cao su chưa chú ý khai thác quỹ đất không có rừng, loại đất khác để phát triển cao su mà các doanh nghiệp, địa phương chỉ quan tâm đến việc chuyển đổi rừng.
Phần lớn các lâm trường chuyển đổi sang các công ty lâm nghiệp chỉ là đổi tên, cơ chế quản lý, phương thức hoạt động vẫn như trước đây, không phát huy được tính chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.../.
Quang Huy (TTXVN)