Trong cuộc trao đổi với phóng viên Vietnam+ nhân Diễn đàn xúc tiến đầu tư vùng Tây Bắc năm 2010 vừa diễn ra tại tỉnh Yên Bái, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông khẳng định: Do cơ sở hạ tầng chưa phát triển, lại nằm xa các trung tâm kinh tế của cả nước, vì vậy Tây Bắc là một trong những vùng khó khăn nhất nước trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
"Mặc dù đầu tư nước ngoài trên địa bàn tuy có tăng qua từng năm, nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư. Điều này cho thấy khả năng thu hút đầu tư của khu vực còn rất nhiều hạn chế và chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của khu vực," ông Đông nhấn mạnh.
- Xin Thứ trưởng đánh giá khái quát về bức tranh thu hút đầu tư vào vùng Tây Bắc thời gian qua?
Ông Đặng Huy Đông: Đến nay, cả nước có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng vùng Tây Bắc đã có 25/92 quốc gia tham gia đầu tư. Trong đó, dẫn đầu là Trung Quốc với 100 dự án, tổng vốn đăng ký 596,7 triệu USD, chiếm 39,5% số dự án và 38,9% tổng vốn đầu tư đăng ký của vùng. Xếp thứ nhì là Hàn Quốc với 61 dự án. Đài Loan (Trung Quốc) đứng thứ ba với 20 dự án.
Tính đến hết tháng 10/2010, vùng Tây Bắc có 253 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 1,53 tỷ USD, chiếm gần 0,8% tổng vốn FDI của cả nước. Vốn đầu tư bình quân một dự án là 6 triệu USD, thấp hơn bình quân cả nước (16 triệu USD/dự án).
Riêng 10 tháng của năm 2010, luồng vốn FDI chảy vào vùng này, tính cả vốn cấp mới và tăng vốn là 204,79 triệu USD.
Trong đó, đầu tư nhà nước tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 160 dự án, tổng vốn đăng ký 988,6 triệu USD, chiếm 63,2% về số dự án và 64,4% về vốn đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực khai khoáng với 11 dự án; nông lâm nghiệp, thủy sản có 26 dự án; lĩnh vực dịch vụ có 17 dự án.
Trên địa bàn vùng Tây Bắc, Lào Cai là tỉnh dẫn đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với 54 dự án, tổng vốn đầu tư gần 504 triệu USD, chiếm 21,3% tổng số dự án và 32,8% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn vùng. Tiếp đến là Phú Thọ với 67 dự án. Lạng Sơn đứng thứ ba với 32 dự án. Tiếp đến là các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình, Yên Bái.
- Theo Thứ trưởng, tiềm năng, thế mạnh của toàn vùng Tây Bắc là gì?
Ông Đặng Huy Đông: Trước tiên, phải nói đây là vùng có điều kiện địa lý, địa chất phức tạp. Địa hình núi cao, vực sâu chia cắt, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn. Giao thông giữa các vùng không thuận tiện. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn khi quyết định bỏ vốn đầu tư.
Tuy nhiên, vùng Tây Bắc lại có khá nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Cụ thể, Tây Bắc là vùng có nguồn tài nguyên phong phú, có tiềm năng nhất trong cả nước về đất đai, khoáng sản với các mỏ có giá trị như apatit, sắt, đá vôi, đất hiếm, đa kim, đa khoáng và đặc biệt là thủy điện. Đây là lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, thủy điện, sản xuất giấy, sản xuất xi măng, chế biến gỗ.
Vùng có địa hình đa dạng, quỹ đất chưa sử dụng còn lớn, có thể phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi rất đa dạng và phong phú, trong đó có những loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao như bông vải, chè Shan tuyết, quế vỏ, cao su..., cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Vùng Tây Bắc có nhiều hang động, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch, du lịch sinh thái. Có đường biên, do vậy đây là điều kiện thuận lợi để phát triển khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế mở.
- Để có thể khai thác lợi thế sẵn có, Tây Bắc mà cụ thể là các địa phương cần tập trung vào những lĩnh vực gì, thưa Thứ trưởng?
Ông Đặng Huy Đông: Theo tôi, các địa phương trong vùng cần phải xác định rõ đâu là thế mạnh của mình để từ đó thu hút đầu tư phát triển kinh tế.
Thực tế cho thấy, tiềm năng và thế mạnh của vùng là các lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm cây trồng, vật nuôi; khai thác, chế biến khoáng sản; thủy điện và năng lượng tái tạo; công nghiệp, vật liệu xây dựng; du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Muốn thu hút vốn FDI vào vùng Tây Bắc, theo tôi, một trong những điểm then chốt là nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông, điện, thông tin liên lạc trong toàn vùng; nâng cấp, xây mới các tuyến đường quốc lộ nối từ các trung tâm kinh tế, văn hóa ở miền xuôi lên các vùng cao, nối giữa các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc và giữa các khu vực đông dân cư trong vùng với các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.
- Hiện giờ có thực tế doanh nghiệp có xu hướng tìm về với miền núi vì đầu tư rẻ hơn và nguồn nhân lực đang rất dồi dào, trong khi đó đầu tư tại các vùng đồng bằng ngày càng đắt đỏ hơn và nguồn nhân lực tại đây đang thiếu. Vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư có những giải pháp mang tính chiến lược nào để khai thác tiềm năng, thế mạnh này?
Ông Đặng Huy Đông: Nhận định này là hoàn toàn chính xác. Trước đây, chúng ta tưởng là dồi dào lao động. Nhưng lao động được đào tạo, có kỹ năng, tay nghề ở vùng đồng bằng hiện giờ đang trở nên khan hiếm dần.
Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu, đề xuất với Chính phủ, phối hợp với các bộ, ban, ngành chức năng có những cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ cho doanh nghiệp mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh tại đây.
Cụ thể là chính sách về vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có sản phẩm cây, con giống thời gian qua có hiệu quả kinh tế và thực sự là những sản phẩm mang lại giàu có cho bà con nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đang sinh sống trên địa bàn.
Theo tôi, bán kính dịch vụ về giao thông vận tải là không quá 4 tiếng. Có nghĩa là nguyên vật liệu từ cảng hàng không, cảng biển hoặc từ các cửa khẩu về đến nơi sản xuất của doanh nghiệp nơi đây phải dưới 4 giờ đồng hồ và ngược lại, các mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất có hành trình đi ra sân bay, ra cảng biển để xuất khẩu cũng không thể quá 4 tiếng đồng hồ thì mới tạo ra sự cạnh tranh được.
Vậy để các nhà đầu tư chuyển dịch dần doanh nghiệp của mình lên những vùng gần hơn với nơi đang có nguồn nhân lực dồi dào như ở Tây Bắc, điều quan trọng là chúng ta phải mở đường ./.
"Mặc dù đầu tư nước ngoài trên địa bàn tuy có tăng qua từng năm, nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư. Điều này cho thấy khả năng thu hút đầu tư của khu vực còn rất nhiều hạn chế và chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của khu vực," ông Đông nhấn mạnh.
- Xin Thứ trưởng đánh giá khái quát về bức tranh thu hút đầu tư vào vùng Tây Bắc thời gian qua?
Ông Đặng Huy Đông: Đến nay, cả nước có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng vùng Tây Bắc đã có 25/92 quốc gia tham gia đầu tư. Trong đó, dẫn đầu là Trung Quốc với 100 dự án, tổng vốn đăng ký 596,7 triệu USD, chiếm 39,5% số dự án và 38,9% tổng vốn đầu tư đăng ký của vùng. Xếp thứ nhì là Hàn Quốc với 61 dự án. Đài Loan (Trung Quốc) đứng thứ ba với 20 dự án.
Tính đến hết tháng 10/2010, vùng Tây Bắc có 253 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 1,53 tỷ USD, chiếm gần 0,8% tổng vốn FDI của cả nước. Vốn đầu tư bình quân một dự án là 6 triệu USD, thấp hơn bình quân cả nước (16 triệu USD/dự án).
Riêng 10 tháng của năm 2010, luồng vốn FDI chảy vào vùng này, tính cả vốn cấp mới và tăng vốn là 204,79 triệu USD.
Trong đó, đầu tư nhà nước tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 160 dự án, tổng vốn đăng ký 988,6 triệu USD, chiếm 63,2% về số dự án và 64,4% về vốn đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực khai khoáng với 11 dự án; nông lâm nghiệp, thủy sản có 26 dự án; lĩnh vực dịch vụ có 17 dự án.
Trên địa bàn vùng Tây Bắc, Lào Cai là tỉnh dẫn đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với 54 dự án, tổng vốn đầu tư gần 504 triệu USD, chiếm 21,3% tổng số dự án và 32,8% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn vùng. Tiếp đến là Phú Thọ với 67 dự án. Lạng Sơn đứng thứ ba với 32 dự án. Tiếp đến là các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình, Yên Bái.
- Theo Thứ trưởng, tiềm năng, thế mạnh của toàn vùng Tây Bắc là gì?
Ông Đặng Huy Đông: Trước tiên, phải nói đây là vùng có điều kiện địa lý, địa chất phức tạp. Địa hình núi cao, vực sâu chia cắt, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn. Giao thông giữa các vùng không thuận tiện. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn khi quyết định bỏ vốn đầu tư.
Tuy nhiên, vùng Tây Bắc lại có khá nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Cụ thể, Tây Bắc là vùng có nguồn tài nguyên phong phú, có tiềm năng nhất trong cả nước về đất đai, khoáng sản với các mỏ có giá trị như apatit, sắt, đá vôi, đất hiếm, đa kim, đa khoáng và đặc biệt là thủy điện. Đây là lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, thủy điện, sản xuất giấy, sản xuất xi măng, chế biến gỗ.
Vùng có địa hình đa dạng, quỹ đất chưa sử dụng còn lớn, có thể phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi rất đa dạng và phong phú, trong đó có những loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao như bông vải, chè Shan tuyết, quế vỏ, cao su..., cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Vùng Tây Bắc có nhiều hang động, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch, du lịch sinh thái. Có đường biên, do vậy đây là điều kiện thuận lợi để phát triển khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế mở.
- Để có thể khai thác lợi thế sẵn có, Tây Bắc mà cụ thể là các địa phương cần tập trung vào những lĩnh vực gì, thưa Thứ trưởng?
Ông Đặng Huy Đông: Theo tôi, các địa phương trong vùng cần phải xác định rõ đâu là thế mạnh của mình để từ đó thu hút đầu tư phát triển kinh tế.
Thực tế cho thấy, tiềm năng và thế mạnh của vùng là các lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm cây trồng, vật nuôi; khai thác, chế biến khoáng sản; thủy điện và năng lượng tái tạo; công nghiệp, vật liệu xây dựng; du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Muốn thu hút vốn FDI vào vùng Tây Bắc, theo tôi, một trong những điểm then chốt là nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông, điện, thông tin liên lạc trong toàn vùng; nâng cấp, xây mới các tuyến đường quốc lộ nối từ các trung tâm kinh tế, văn hóa ở miền xuôi lên các vùng cao, nối giữa các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc và giữa các khu vực đông dân cư trong vùng với các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.
- Hiện giờ có thực tế doanh nghiệp có xu hướng tìm về với miền núi vì đầu tư rẻ hơn và nguồn nhân lực đang rất dồi dào, trong khi đó đầu tư tại các vùng đồng bằng ngày càng đắt đỏ hơn và nguồn nhân lực tại đây đang thiếu. Vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư có những giải pháp mang tính chiến lược nào để khai thác tiềm năng, thế mạnh này?
Ông Đặng Huy Đông: Nhận định này là hoàn toàn chính xác. Trước đây, chúng ta tưởng là dồi dào lao động. Nhưng lao động được đào tạo, có kỹ năng, tay nghề ở vùng đồng bằng hiện giờ đang trở nên khan hiếm dần.
Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu, đề xuất với Chính phủ, phối hợp với các bộ, ban, ngành chức năng có những cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ cho doanh nghiệp mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh tại đây.
Cụ thể là chính sách về vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có sản phẩm cây, con giống thời gian qua có hiệu quả kinh tế và thực sự là những sản phẩm mang lại giàu có cho bà con nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đang sinh sống trên địa bàn.
Theo tôi, bán kính dịch vụ về giao thông vận tải là không quá 4 tiếng. Có nghĩa là nguyên vật liệu từ cảng hàng không, cảng biển hoặc từ các cửa khẩu về đến nơi sản xuất của doanh nghiệp nơi đây phải dưới 4 giờ đồng hồ và ngược lại, các mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất có hành trình đi ra sân bay, ra cảng biển để xuất khẩu cũng không thể quá 4 tiếng đồng hồ thì mới tạo ra sự cạnh tranh được.
Vậy để các nhà đầu tư chuyển dịch dần doanh nghiệp của mình lên những vùng gần hơn với nơi đang có nguồn nhân lực dồi dào như ở Tây Bắc, điều quan trọng là chúng ta phải mở đường ./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)