Theo Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam, các địa phương khu vực này hiện đã cơ bản hoàn thành gieo sạ vụ lúa Đông Xuân 2009-2010, với diện tích gần 1,6 triệu ha.
Trong đó, riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 1,5 triệu ha.
Cũng tại thời điểm này, khu vực phía Nam có gần 60.000ha lúa Đông Xuân sớm đã cho thu hoạch, hơn 104.000ha lúa đang chín, số diện tích còn lại đang ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh và trổ đòng.
Điều đáng lo ngại là diễn biến sâu bệnh trên trà lúa Đông Xuân đã xuống giống như bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá, rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá, bệnh đốm vằn, ốc bươu vàng. Ngoài ra, còn có bệnh sâu đục thân, bọ trĩ, sâu keo, chuột... có khả năng gây hại cho lúa Đông Xuân.
Theo dự báo của Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam, từ nay đến cuối tháng 1/2010 sẽ có đợt rầy di trú, những vùng lân cận khu vực có lúa Đông Xuân sớm giai đoạn trổ chín đến thu hoạch có thể có mật số rầy di trú cao.
Do vậy, nông dân cần thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện dịch bệnh trên lúa./.
Trong đó, riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 1,5 triệu ha.
Cũng tại thời điểm này, khu vực phía Nam có gần 60.000ha lúa Đông Xuân sớm đã cho thu hoạch, hơn 104.000ha lúa đang chín, số diện tích còn lại đang ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh và trổ đòng.
Điều đáng lo ngại là diễn biến sâu bệnh trên trà lúa Đông Xuân đã xuống giống như bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá, rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá, bệnh đốm vằn, ốc bươu vàng. Ngoài ra, còn có bệnh sâu đục thân, bọ trĩ, sâu keo, chuột... có khả năng gây hại cho lúa Đông Xuân.
Theo dự báo của Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam, từ nay đến cuối tháng 1/2010 sẽ có đợt rầy di trú, những vùng lân cận khu vực có lúa Đông Xuân sớm giai đoạn trổ chín đến thu hoạch có thể có mật số rầy di trú cao.
Do vậy, nông dân cần thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện dịch bệnh trên lúa./.
Công Trí (Vietnam+)