Các địa phương phía Nam đều triển khai thực hiện chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nghiêm túc, kịp thời, đảm bảo tiến độ và đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Đây là đánh giá chung của Bộ Nội vụ tại Hội nghị giao ban tình hình triển khai thực hiện cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 của 11 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam (từ Ninh Thuận đến Tiền Giang), diễn ra ngày 27/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng theo đánh giá của Bộ Nội vụ, điều đáng chú ý qua hai lần hiệp thương, hầu hết các địa phương phía Nam đều quan tâm đến chất lượng của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân của từng cấp, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đại biểu, tăng tỷ lệ đại biểu trí thức trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, giảm tỷ lệ đại biểu trong các cơ quan quản lý nhà nước.
Việc kết hợp tỷ lệ cơ cấu tuổi trẻ, nữ, người ngoài Đảng cũng được các địa phương quan tâm đúng mức. Những địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận đã có sự quan tâm đến việc cơ cấu tỷ lệ đại biểu người dân tộc thích ứng với tỷ lệ người dân tộc của từng địa phương.
Một số địa phương giới thiệu số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội đạt hệ số cao hơn quy định của Trung ương như Bình Dương đạt 2,25 lần, nhưng có tỉnh đạt thấp như Bình Thuận chỉ đạt 1,71 lần.
Có 7/11 tỉnh, thành trong khu vực có người tự ứng cử, với tổng số 69 người, trong đó 29 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội, 31 người tự ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, 2 người tự ứng cử cấp huyện và 7 người tự ứng cử cấp xã.
Thành phố Hồ Chí Minh có số người tự ứng cử cao nhất khu vực với 22 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội và 21 người tự ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố. Một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Ninh Thuận có sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế phần mềm lập danh sách cử tri, tổng hợp kết quả bầu cử để thay thế viết tay, rất tiện lợi, đồng thời giảm công sức và chi phí.
Tại hội nghị giao ban, nhiều vấn đề trong triển khai thực hiện công tác bầu cử cũng được các địa phương nêu ra. Các địa phương có nhiều khu công nghiệp, trường đại học như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương phải tập trung nhiều hơn đối với số cử tri vãng lai là công nhân, sinh viên vì số cử tri này thường biến động. Một số địa phương gặp khó khăn, vướng mắc trong việc khắc con dấu, chuẩn bị phòng bỏ phiếu, cách ghi chép và các mẫu biểu tổng hợp kết quả.…/.
Đây là đánh giá chung của Bộ Nội vụ tại Hội nghị giao ban tình hình triển khai thực hiện cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 của 11 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam (từ Ninh Thuận đến Tiền Giang), diễn ra ngày 27/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng theo đánh giá của Bộ Nội vụ, điều đáng chú ý qua hai lần hiệp thương, hầu hết các địa phương phía Nam đều quan tâm đến chất lượng của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân của từng cấp, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đại biểu, tăng tỷ lệ đại biểu trí thức trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, giảm tỷ lệ đại biểu trong các cơ quan quản lý nhà nước.
Việc kết hợp tỷ lệ cơ cấu tuổi trẻ, nữ, người ngoài Đảng cũng được các địa phương quan tâm đúng mức. Những địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận đã có sự quan tâm đến việc cơ cấu tỷ lệ đại biểu người dân tộc thích ứng với tỷ lệ người dân tộc của từng địa phương.
Một số địa phương giới thiệu số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội đạt hệ số cao hơn quy định của Trung ương như Bình Dương đạt 2,25 lần, nhưng có tỉnh đạt thấp như Bình Thuận chỉ đạt 1,71 lần.
Có 7/11 tỉnh, thành trong khu vực có người tự ứng cử, với tổng số 69 người, trong đó 29 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội, 31 người tự ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, 2 người tự ứng cử cấp huyện và 7 người tự ứng cử cấp xã.
Thành phố Hồ Chí Minh có số người tự ứng cử cao nhất khu vực với 22 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội và 21 người tự ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố. Một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Ninh Thuận có sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế phần mềm lập danh sách cử tri, tổng hợp kết quả bầu cử để thay thế viết tay, rất tiện lợi, đồng thời giảm công sức và chi phí.
Tại hội nghị giao ban, nhiều vấn đề trong triển khai thực hiện công tác bầu cử cũng được các địa phương nêu ra. Các địa phương có nhiều khu công nghiệp, trường đại học như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương phải tập trung nhiều hơn đối với số cử tri vãng lai là công nhân, sinh viên vì số cử tri này thường biến động. Một số địa phương gặp khó khăn, vướng mắc trong việc khắc con dấu, chuẩn bị phòng bỏ phiếu, cách ghi chép và các mẫu biểu tổng hợp kết quả.…/.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)