Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận, tính đến ngày 1/11, mưa lũ đã làm ba người chết (đều ở Khánh Hòa) và hai người mất tích (Phú Yên 1 người, Ninh Thuận 1 người).
Mưa lũ cũng đã làm 453 nhà bị đổ sập và gần 6.000ha lúa và hoa màu bị ngập.
Từ ngày 31/10 đến rạng sáng 1/11, các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận có mưa to đến rất to, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như Đồng Trăng (Khánh Hòa) 189mm, Nha Trang (Khánh Hòa) 164mm, Cam Ranh (Khánh Hòa) 189mm, Tân Mỹ (Ninh Thuận) 269mm.
Tỉnh Bình Định có tàu BĐ 50377-TS (với 10 ngư dân) bị hỏng máy tại vùng biển Trường Sa hiện đã liên lạc được và đang neo đậu. Tàu BĐ96247-TS (với 8 ngư dân) bị gẫy lái trôi dạt ra vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), đã cứu hộ được 7 người, 1 người đã tìm được thi thể. Tàu BĐ 30462 bị gãy chân vịt đang liên lạc với trực canh Biên phòng Vũng Tàu.
Tại tỉnh Khánh Hòa có 1 tàu bị đánh chìm ở cầu Bóng. Tại Ninh Thuận, 1 xà lan của Hàn Quốc đang neo đậu tại cảng cá Đông Hải đã bị trôi.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 2 tàu bị nạn (BV5696 và BV0033) với 23 lao động ở khu vực cách Vũng Tàu khoảng 12 hải lý. Các tàu này đã được cứu nạn, nhưng còn 1 thuyền viên mất tích.
Đến sáng 1/11, diện tích ngập lụt tại các tỉnh đã giảm nhiều. Hiện chỉ còn một số vùng hạ lưu các sông tại Khánh Hòa và Ninh Thuận còn bị ngập cục bộ nhưng không bị chia cắt.
Các hồ chứa nước thủy lợi trong khu vực từ Phú Yên đến Ninh Thuận hiện đảm bảo an toàn và đang chủ động vận hành xả tràn theo đúng quy trình.
Về giao thông, đường quốc lộ 1A và 25 đã thông xe; đường sắt K1320+700 khu vực đèo Cả thuộc tỉnh Khánh Hòa đã thông tàu. Đến 7 giờ ngày 1/11, hầu hết các tuyến đường đã hết ngập, các địa phương vẫn đang tiếp tục khắc phục sự cố sạt lở để đảm bảo an toàn giao thông.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ tối và đêm nay (1/11), mực nước trên sông từ Khánh Hòa đến Bình Định sẽ lên, sau đó đến các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Thừa Thiên-Huế.
Đợt lũ này có thể kéo dài nhiều ngày và các sông từ Thừa Thiên-Huế đến đến Ninh Thuận có khả năng lên mức báo động 2, báo động 3, có nơi trên báo động 3. Bởi vậy, các khu vực trên cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ven sông và ngập lụt ở vùng trũng, đồng bằng hạ lưu các sông.
Lũ các sông ở Ninh Thuận và bắc Bình Thuận dự báo tiếp tục lên và ở mức cao. Chiều tối nay (1/11), mực nước Sông Cái Phan Rang tại Tân Mỹ lên trên báo động 3 là 1,5m; tại Phan Rang trên báo động 3 là 0,8m.
Để đối phó với lũ, các tỉnh Nam Trung Bộ cần khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn tàu thuyền đang bị trôi dạt, mất tích trên biển; tiếp tục tìm kiếm người mất tích; tổ chức thăm hỏi và hỗ trợ gia đình có người bị nạn, huy động các lực lượng giúp dân ổn định đời sống, sản xuất./.
Mưa lũ cũng đã làm 453 nhà bị đổ sập và gần 6.000ha lúa và hoa màu bị ngập.
Từ ngày 31/10 đến rạng sáng 1/11, các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận có mưa to đến rất to, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như Đồng Trăng (Khánh Hòa) 189mm, Nha Trang (Khánh Hòa) 164mm, Cam Ranh (Khánh Hòa) 189mm, Tân Mỹ (Ninh Thuận) 269mm.
Tỉnh Bình Định có tàu BĐ 50377-TS (với 10 ngư dân) bị hỏng máy tại vùng biển Trường Sa hiện đã liên lạc được và đang neo đậu. Tàu BĐ96247-TS (với 8 ngư dân) bị gẫy lái trôi dạt ra vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), đã cứu hộ được 7 người, 1 người đã tìm được thi thể. Tàu BĐ 30462 bị gãy chân vịt đang liên lạc với trực canh Biên phòng Vũng Tàu.
Tại tỉnh Khánh Hòa có 1 tàu bị đánh chìm ở cầu Bóng. Tại Ninh Thuận, 1 xà lan của Hàn Quốc đang neo đậu tại cảng cá Đông Hải đã bị trôi.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 2 tàu bị nạn (BV5696 và BV0033) với 23 lao động ở khu vực cách Vũng Tàu khoảng 12 hải lý. Các tàu này đã được cứu nạn, nhưng còn 1 thuyền viên mất tích.
Đến sáng 1/11, diện tích ngập lụt tại các tỉnh đã giảm nhiều. Hiện chỉ còn một số vùng hạ lưu các sông tại Khánh Hòa và Ninh Thuận còn bị ngập cục bộ nhưng không bị chia cắt.
Các hồ chứa nước thủy lợi trong khu vực từ Phú Yên đến Ninh Thuận hiện đảm bảo an toàn và đang chủ động vận hành xả tràn theo đúng quy trình.
Về giao thông, đường quốc lộ 1A và 25 đã thông xe; đường sắt K1320+700 khu vực đèo Cả thuộc tỉnh Khánh Hòa đã thông tàu. Đến 7 giờ ngày 1/11, hầu hết các tuyến đường đã hết ngập, các địa phương vẫn đang tiếp tục khắc phục sự cố sạt lở để đảm bảo an toàn giao thông.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ tối và đêm nay (1/11), mực nước trên sông từ Khánh Hòa đến Bình Định sẽ lên, sau đó đến các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Thừa Thiên-Huế.
Đợt lũ này có thể kéo dài nhiều ngày và các sông từ Thừa Thiên-Huế đến đến Ninh Thuận có khả năng lên mức báo động 2, báo động 3, có nơi trên báo động 3. Bởi vậy, các khu vực trên cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ven sông và ngập lụt ở vùng trũng, đồng bằng hạ lưu các sông.
Lũ các sông ở Ninh Thuận và bắc Bình Thuận dự báo tiếp tục lên và ở mức cao. Chiều tối nay (1/11), mực nước Sông Cái Phan Rang tại Tân Mỹ lên trên báo động 3 là 1,5m; tại Phan Rang trên báo động 3 là 0,8m.
Để đối phó với lũ, các tỉnh Nam Trung Bộ cần khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn tàu thuyền đang bị trôi dạt, mất tích trên biển; tiếp tục tìm kiếm người mất tích; tổ chức thăm hỏi và hỗ trợ gia đình có người bị nạn, huy động các lực lượng giúp dân ổn định đời sống, sản xuất./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)