Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, tùy điều kiện của mình, các địa phương có thể tiến hành việc số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất sớm hơn so với quy hoạch.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc triển khai Đề án Số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng 26/3.
Cũng theo Phó Thủ tướng, việc số hóa truyền hình mặt đất là tất yếu theo xu thế của thế giới. Bởi thế, các địa phương cần bàn bạc để cụ thể hóa đề án. "Từ nay tới tháng 6, các tỉnh nên có đề án sơ bộ, trình Bộ Thông tin và Truyền thông. Từ tháng 6 đến tháng 9, Bộ này sẽ rà soát để mục tiêu cuối năm nay trình được Quy hoạch truyền hình cả nước," Phó Thủ tướng nói.
[Hoàn thiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng TH]
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện có gần 50% số hộ xem truyền hình phát sóng tương tự mặt đất (analog). Bởi thế, việc số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất sẽ giúp có những chương trình chất lượng cao hơn, phát trên chuẩn HD, 3D phục vụ người dân.
Bên cạnh đó việc quy hoạch lại cũng sẽ giúp các nhà đài sử dụng hiệu quả tài nguyên tần số vô tuyến điện; sắp xếp hệ thống các đài truyền hình cả nước theo hướng chuyên nghiệp hóa, tức là nhà đài tập trung vào sản xuất chương trình, còn việc truyền dẫn phát sóng giao cho các doanh nghiệp.
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho hay, trong đề án, cùng với việc hiện đại hóa, chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn phát sóng từ tương tự sang truyền hình số thì các đài truyền hình phải nâng cao chất lượng nội dung, chương trình dùng cho truyền hình số.
Cũng theo quy hoạch, Việt Nam có 5-6 doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất; trong đó có 2-3 doanh nghiệp truyền dẫn toàn quốc, còn lại là truyền dẫn khu vực.
"Hiện, Việt Nam đã có 3 đơn vị khai thác dịch vụ truyền dẫn phát sóng trên toàn quốc là VTV, VTC và AVG. Sắp tới chúng tôi sẽ xem xét, cấp phép cho một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng cho các khu vực, đặc biệt là ở đồng bằng Bắc bộ," ông Thắng nhấn mạnh.
[Không được khóa mã kênh truyền hình quảng bá]
Được biết, theo lộ trình số hóa truyền hình được đưa ra, các tỉnh sẽ kết thúc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất (analog) để hoàn toàn chuyển sang truyền hình số mặt đất. Cụ thể, giai đoạn 1 áp dụng tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội (cũ), Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ (trước ngày 31/12/2015).
Giai đoạn 2 gồm Hà Nội (mở rộng), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang (trước ngày 31/12/2016).
Ở giai 3 gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang (trước ngày 31/12/2018). Và, giai đoạn 4 là các tỉnh còn lại thuộc vùng sâu, vùng xa gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông (trước ngày 31/12/2020)./.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc triển khai Đề án Số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng 26/3.
Cũng theo Phó Thủ tướng, việc số hóa truyền hình mặt đất là tất yếu theo xu thế của thế giới. Bởi thế, các địa phương cần bàn bạc để cụ thể hóa đề án. "Từ nay tới tháng 6, các tỉnh nên có đề án sơ bộ, trình Bộ Thông tin và Truyền thông. Từ tháng 6 đến tháng 9, Bộ này sẽ rà soát để mục tiêu cuối năm nay trình được Quy hoạch truyền hình cả nước," Phó Thủ tướng nói.
[Hoàn thiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng TH]
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện có gần 50% số hộ xem truyền hình phát sóng tương tự mặt đất (analog). Bởi thế, việc số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất sẽ giúp có những chương trình chất lượng cao hơn, phát trên chuẩn HD, 3D phục vụ người dân.
Bên cạnh đó việc quy hoạch lại cũng sẽ giúp các nhà đài sử dụng hiệu quả tài nguyên tần số vô tuyến điện; sắp xếp hệ thống các đài truyền hình cả nước theo hướng chuyên nghiệp hóa, tức là nhà đài tập trung vào sản xuất chương trình, còn việc truyền dẫn phát sóng giao cho các doanh nghiệp.
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho hay, trong đề án, cùng với việc hiện đại hóa, chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn phát sóng từ tương tự sang truyền hình số thì các đài truyền hình phải nâng cao chất lượng nội dung, chương trình dùng cho truyền hình số.
Cũng theo quy hoạch, Việt Nam có 5-6 doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất; trong đó có 2-3 doanh nghiệp truyền dẫn toàn quốc, còn lại là truyền dẫn khu vực.
"Hiện, Việt Nam đã có 3 đơn vị khai thác dịch vụ truyền dẫn phát sóng trên toàn quốc là VTV, VTC và AVG. Sắp tới chúng tôi sẽ xem xét, cấp phép cho một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng cho các khu vực, đặc biệt là ở đồng bằng Bắc bộ," ông Thắng nhấn mạnh.
[Không được khóa mã kênh truyền hình quảng bá]
Được biết, theo lộ trình số hóa truyền hình được đưa ra, các tỉnh sẽ kết thúc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất (analog) để hoàn toàn chuyển sang truyền hình số mặt đất. Cụ thể, giai đoạn 1 áp dụng tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội (cũ), Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ (trước ngày 31/12/2015).
Giai đoạn 2 gồm Hà Nội (mở rộng), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang (trước ngày 31/12/2016).
Ở giai 3 gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang (trước ngày 31/12/2018). Và, giai đoạn 4 là các tỉnh còn lại thuộc vùng sâu, vùng xa gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông (trước ngày 31/12/2020)./.
Kỳ Dương (Vietnam+)