Các thị trường chứng khoán châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 29/3, nhờ báo cáo doanh thu tích cực của các công ty Trung Quốc và thỏa thuận cứu trợ Hy Lạp làm tăng sức hấp dẫn của các tài sản rủi ro.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc dẫn đầu khu vực khi tăng 2%, vượt qua mức trung bình trong 125 ngày để vươn tới mức cao trong hai tháng, sau khi Ngân hàng Xây dựng và tập đoàn Sinopec báo cáo lợi nhuận ở mức cao trong năm 2009, củng cố sự lạc quan về triển vọng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này và là đầu tàu tăng trưởng của châu Á.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 64,08 điểm, hay 2,09%, lên 3.123,8 điểm và chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 184,32 điểm, hay 0,88%, lên 21.237,43 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan tăng 70,59 điểm, hay 0,89%, lên 7.947,45 điểm.
Trong khi đó, các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc giảm nhẹ, do hoạt động bán ra chốt lời.
Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 9,9 điểm, hay 0,1%, xuống 10.986,47 điểm. Cổ phiếu của một số hãng điện tử lớn ở nước này xuống giá, như Canon giảm 1,05%, Casio Computer Co. giảm 3,3% và Nintendo giảm 2,8%.
Doanh số bán lẻ tại Nhật Bản tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 2/2010, với mức tăng 4,2%, sau khi tăng 2,3% trong tháng trước. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ tại các siêu thị và cửa hàng bách hóa lại giảm. Bên cạnh đó, giảm phát và thị trường việc làm chưa ổn định là những yếu tố gây trở ngại cho triển vọng kinh tế Nhật Bản.
Người đứng đầu bộ phận đầu tư của Shanghai Securities, Zheng Weigang cho rằng đà tăng của chứng khoán Trung Quốc có thể bị hãm lại, do lo ngại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm nay để tránh nguy cơ nền kinh tế tăng trưởng quá nóng.
Thực tế, chứng khoán Trung Quốc đã tụt lại phía sau so với các thị trường khác ở khu vực trong quý này. Chỉ số Shanghai Composite giảm hơn 4,5% kể từ tháng 1/2010, khiến chứng khoán châu Á (ngoài Nhật Bản) chỉ tăng 1%.
Theo chiến lược gia về chứng khoán châu Á ở Societe Generale tại Hongkong, Todd Martin, triển vọng thắt chặt chính sách tiền tệ ở châu Á có thể tiếp tục là trở ngại đối với chứng khoán khu vực trong những tháng tới, khi đồng USD mạnh hơn sẽ khuyến khích các quỹ đầu tư đưa tiền trở lại thị trường Mỹ.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á (ngoài Nhật Bản) tăng 0,6% trong phiên buổi chiều. Chỉ số này tăng 72% trong năm ngoái./.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc dẫn đầu khu vực khi tăng 2%, vượt qua mức trung bình trong 125 ngày để vươn tới mức cao trong hai tháng, sau khi Ngân hàng Xây dựng và tập đoàn Sinopec báo cáo lợi nhuận ở mức cao trong năm 2009, củng cố sự lạc quan về triển vọng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này và là đầu tàu tăng trưởng của châu Á.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 64,08 điểm, hay 2,09%, lên 3.123,8 điểm và chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 184,32 điểm, hay 0,88%, lên 21.237,43 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan tăng 70,59 điểm, hay 0,89%, lên 7.947,45 điểm.
Trong khi đó, các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc giảm nhẹ, do hoạt động bán ra chốt lời.
Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 9,9 điểm, hay 0,1%, xuống 10.986,47 điểm. Cổ phiếu của một số hãng điện tử lớn ở nước này xuống giá, như Canon giảm 1,05%, Casio Computer Co. giảm 3,3% và Nintendo giảm 2,8%.
Doanh số bán lẻ tại Nhật Bản tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 2/2010, với mức tăng 4,2%, sau khi tăng 2,3% trong tháng trước. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ tại các siêu thị và cửa hàng bách hóa lại giảm. Bên cạnh đó, giảm phát và thị trường việc làm chưa ổn định là những yếu tố gây trở ngại cho triển vọng kinh tế Nhật Bản.
Người đứng đầu bộ phận đầu tư của Shanghai Securities, Zheng Weigang cho rằng đà tăng của chứng khoán Trung Quốc có thể bị hãm lại, do lo ngại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm nay để tránh nguy cơ nền kinh tế tăng trưởng quá nóng.
Thực tế, chứng khoán Trung Quốc đã tụt lại phía sau so với các thị trường khác ở khu vực trong quý này. Chỉ số Shanghai Composite giảm hơn 4,5% kể từ tháng 1/2010, khiến chứng khoán châu Á (ngoài Nhật Bản) chỉ tăng 1%.
Theo chiến lược gia về chứng khoán châu Á ở Societe Generale tại Hongkong, Todd Martin, triển vọng thắt chặt chính sách tiền tệ ở châu Á có thể tiếp tục là trở ngại đối với chứng khoán khu vực trong những tháng tới, khi đồng USD mạnh hơn sẽ khuyến khích các quỹ đầu tư đưa tiền trở lại thị trường Mỹ.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á (ngoài Nhật Bản) tăng 0,6% trong phiên buổi chiều. Chỉ số này tăng 72% trong năm ngoái./.
Lê Minh (Vietnam+)