Các thị trường chứng khoán châu Á ngày 26/4 hầu hết lên điểm sau khi Hy Lạp kêu gọi cứu trợ khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ, cùng với các số liệu cho thấy đà phục hồi kinh tế Mỹ đang tăng tốc.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này tăng 1,3%, trong đó các cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà tăng giá.
Tuần trước chỉ số này đã giảm khoảng 1,5% nhưng vẫn tăng khoảng 2% kể từ đầu tháng đến nay.
Ngày 25/4, Hy Lạp đã chính thức đề xuất Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp gói cứu trợ và hy vọng sẽ nhận được đúng thời điểm để tránh nguy cơ xảy ra làn sóng vỡ nợ chủ quyền đầu tiên tại khu vực Eurozone, mặc dù ngày càng có những dấu hiệu cho thấy gói cứu trợ 45 tỷ euro (60 tỷ USD) lẽ ra phải có quy mô lớn hơn.
Theo các nhà giao dịch, mặc dù vẫn còn nhiều bất ổn về việc Hy Lạp có thể nhận được gói cứu trợ này sớm đến mức nào, việc nước này chính thức đề xuất nhận gói cứu trợ đã hỗ trợ tâm lý thị trường và thúc đẩy nhu cầu đầu tư rủi ro ngắn hạn.
Trong khi cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đã phủ bóng đen lên triển vọng phục hồi của châu Âu và gây hoang mang cho các thị trường toàn cầu, những số liệu Chính phủ Mỹ công bố cuối tuần qua cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tiếp tục tăng tốc đã hỗ trợ tâm lý giới đầu tư.
Trong tháng 3/2010, doanh số bán nhà mới của Mỹ đã tăng ở tốc độ nhanh nhất 47 năm và lượng đơn đặt hàng lâu bền cũng tăng mạnh, giúp kéo thị trường chứng khoán Mỹ lên mức cao nhất trong 19 tháng.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, giá cổ phiếu phiên này tăng 2,3%, theo sau đà tăng tại Phố Wall phiên cuối tuần trước, và đồng yen mất giá so với USD trước thời điểm một loạt công ty công bố báo cáo lợi nhuận trong tuần này.
Chỉ số Nikkei tăng 251,33 điểm lên chốt phiên ở mức 11.165,79 điểm, phá vỡ ngưỡng kháng cự khoảng 11.000 điểm của 25 phiên, trong đó cổ phiếu của Toyota Motor Corp tăng 3%, sau khi một tờ báo đưa tin hãng xe hơi này có thể đã đạt lợi nhuận hoạt động 50 tỷ yen (532 triệu USD) trong tài khóa vừa qua, cao hơn dự báo 42,35 tỷ yen của thị trường.
Tuy nhiên, giới đầu tư tại Nhật Bản vẫn lo ngại về triển vọng dài hơi hơn sau khi IMF lưu ý G20 không nên quá tin tưởng khi đánh giá triển vọng kinh tế các nước trong giai đoạn 3-5 năm tới.
Thị trường chứng khoán Hongkong cũng tăng 1,61%, khi giới đầu tư đua nhau mua vào các cổ phiếu giá rẻ sau ba phiên liền giảm điểm.
Chỉ số Hang Seng Index tăng 342,57 điểm lên 21.587,06 điểm.
Trong phiên này, riêng chỉ có thị trường chứng khoán Thượng Hải bị giảm điểm, do lo ngại về khả năng Chính phủ Trung Quốc sẽ áp dụng một loạt biện pháp mới nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản.
Chỉ số Shanghai Composite kết thúc phiên giảm 14,03 điểm (0,47%) xuống 2.969,5 điểm. Còn các thị trường chứng khoán khác trong khu vực như Đài Loan, Ấn Độ và Singapore đều tăng điểm./.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này tăng 1,3%, trong đó các cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà tăng giá.
Tuần trước chỉ số này đã giảm khoảng 1,5% nhưng vẫn tăng khoảng 2% kể từ đầu tháng đến nay.
Ngày 25/4, Hy Lạp đã chính thức đề xuất Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp gói cứu trợ và hy vọng sẽ nhận được đúng thời điểm để tránh nguy cơ xảy ra làn sóng vỡ nợ chủ quyền đầu tiên tại khu vực Eurozone, mặc dù ngày càng có những dấu hiệu cho thấy gói cứu trợ 45 tỷ euro (60 tỷ USD) lẽ ra phải có quy mô lớn hơn.
Theo các nhà giao dịch, mặc dù vẫn còn nhiều bất ổn về việc Hy Lạp có thể nhận được gói cứu trợ này sớm đến mức nào, việc nước này chính thức đề xuất nhận gói cứu trợ đã hỗ trợ tâm lý thị trường và thúc đẩy nhu cầu đầu tư rủi ro ngắn hạn.
Trong khi cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đã phủ bóng đen lên triển vọng phục hồi của châu Âu và gây hoang mang cho các thị trường toàn cầu, những số liệu Chính phủ Mỹ công bố cuối tuần qua cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tiếp tục tăng tốc đã hỗ trợ tâm lý giới đầu tư.
Trong tháng 3/2010, doanh số bán nhà mới của Mỹ đã tăng ở tốc độ nhanh nhất 47 năm và lượng đơn đặt hàng lâu bền cũng tăng mạnh, giúp kéo thị trường chứng khoán Mỹ lên mức cao nhất trong 19 tháng.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, giá cổ phiếu phiên này tăng 2,3%, theo sau đà tăng tại Phố Wall phiên cuối tuần trước, và đồng yen mất giá so với USD trước thời điểm một loạt công ty công bố báo cáo lợi nhuận trong tuần này.
Chỉ số Nikkei tăng 251,33 điểm lên chốt phiên ở mức 11.165,79 điểm, phá vỡ ngưỡng kháng cự khoảng 11.000 điểm của 25 phiên, trong đó cổ phiếu của Toyota Motor Corp tăng 3%, sau khi một tờ báo đưa tin hãng xe hơi này có thể đã đạt lợi nhuận hoạt động 50 tỷ yen (532 triệu USD) trong tài khóa vừa qua, cao hơn dự báo 42,35 tỷ yen của thị trường.
Tuy nhiên, giới đầu tư tại Nhật Bản vẫn lo ngại về triển vọng dài hơi hơn sau khi IMF lưu ý G20 không nên quá tin tưởng khi đánh giá triển vọng kinh tế các nước trong giai đoạn 3-5 năm tới.
Thị trường chứng khoán Hongkong cũng tăng 1,61%, khi giới đầu tư đua nhau mua vào các cổ phiếu giá rẻ sau ba phiên liền giảm điểm.
Chỉ số Hang Seng Index tăng 342,57 điểm lên 21.587,06 điểm.
Trong phiên này, riêng chỉ có thị trường chứng khoán Thượng Hải bị giảm điểm, do lo ngại về khả năng Chính phủ Trung Quốc sẽ áp dụng một loạt biện pháp mới nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản.
Chỉ số Shanghai Composite kết thúc phiên giảm 14,03 điểm (0,47%) xuống 2.969,5 điểm. Còn các thị trường chứng khoán khác trong khu vực như Đài Loan, Ấn Độ và Singapore đều tăng điểm./.
Phương Thảo (Vietnam+)