Ngày 15/9, việc Nhật Bản can thiệp vào thị trường ngoại hối lần đầu tiên trong 6 năm nhằm ngăn chặn những thiệt hại kinh tế do việc đồng yen tăng giá, đã khiến đồng tiền này giảm mạnh nhưng đồng thời lại kéo thị trường chứng khoán Tokyo tăng hơn 2%.
Tuy nhiên những nghi ngờ xung quanh đà phục hồi kinh tế toàn cầu, cũng như sức lan tỏa từ phiên giao dịch trầm lắng đêm trước tại thị trường chứng khoán Mỹ đã kìm hãm đà lên điểm trên các thị trường chứng khoán châu Á khác.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này chỉ tăng 0,3%.
Bộ Trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda ngày 15/9 khẳng định Chính phủ nước này đã can thiệp vào thị trường tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 2004, nhưng quyết định can thiệp lần này là hành động đơn phương.
Ngay sau thông báo này, đồng yen đã rơi mạnh, nhưng trái lại nó lại giúp chỉ số Nikkei-225 đảo ngược được xu hướng mất điểm vào đầu phiên và kết thúc với mức tăng 217,25 điểm (2,34%) lên 9.516,56 điểm. Đồng yen suy yếu đồng nghĩa với sự lên giá cổ phiếu của các công ty xuất khẩu, trong đó cổ phiếu của Sony Corp và Toyota Motor Corp. cùng tăng 4,4%.
Tuy nhiên, do ngân hàng trung ương các nền kinh tế lớn khác không tham gia vào việc bán đồng yen và mua USD của Nhật Bản, cho nên một số nhà phân tích cho rằng tác động của sự can thiệp này sẽ không kéo dài.
Trong khi đó, các nhà đầu tư cổ phiếu đang nhận được những tín hiệu trái chiều về nền kinh tế toàn cầu, sau khi Mỹ cho biết doanh số bán lẻ của nước này đã tăng mạnh hơn dự kiến, ở mức 0,4%, trong tháng 8/2009.
Bên cạnh đó, lòng tin của giới đầu tư của Đức cũng có dấu hiệu giảm sút khi chỉ số ZEW đã giảm 18,3 điểm xuống âm 4,3 điểm - thấp nhất kể từ tháng 2/2009.
Đây là nhân tố chi phối tâm lý các nhà đầu tư trên các thị trường chứng khoán khác tại châu lục, khiến các thị trường này có một phiên giao dịch khá trầm lắng.
Tại thị trường chứng khoán Hongkong, chỉ số Hang Seng tăng 29,60 điểm (0,14%) lên 21.725,64 điểm.
Tại Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite lại giảm 36,02 điểm (1,34%) xuống 2.652,50 điểm, với cổ phiếu của các ngân hàng và công ty phát triển bất động sản dẫn đầu đà giảm giá do những lo ngại dai dẳng về việc Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục triển khai thêm các biện pháp khác nhằm hạ nhiệt khu vực nhà đất.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Seoul tăng 0,48%; Sydney tăng 0,76%; Đài Bắc tăng 0,38%.
Kirby Daley, nhà chiến lược cao cấp thuộc công ty môi giới Newedge Group ở Hongkong, cho biết những lo ngại gia tăng về nguy cơ suy thoái kép tại phương Tây, chủ yếu tại Mỹ, cũng như việc các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc sẽ còn đi xa tới đâu trong việc đưa ra các biện pháp thắt chặt đang chi phối tâm lý giới đầu tư./.
Tuy nhiên những nghi ngờ xung quanh đà phục hồi kinh tế toàn cầu, cũng như sức lan tỏa từ phiên giao dịch trầm lắng đêm trước tại thị trường chứng khoán Mỹ đã kìm hãm đà lên điểm trên các thị trường chứng khoán châu Á khác.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này chỉ tăng 0,3%.
Bộ Trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda ngày 15/9 khẳng định Chính phủ nước này đã can thiệp vào thị trường tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 2004, nhưng quyết định can thiệp lần này là hành động đơn phương.
Ngay sau thông báo này, đồng yen đã rơi mạnh, nhưng trái lại nó lại giúp chỉ số Nikkei-225 đảo ngược được xu hướng mất điểm vào đầu phiên và kết thúc với mức tăng 217,25 điểm (2,34%) lên 9.516,56 điểm. Đồng yen suy yếu đồng nghĩa với sự lên giá cổ phiếu của các công ty xuất khẩu, trong đó cổ phiếu của Sony Corp và Toyota Motor Corp. cùng tăng 4,4%.
Tuy nhiên, do ngân hàng trung ương các nền kinh tế lớn khác không tham gia vào việc bán đồng yen và mua USD của Nhật Bản, cho nên một số nhà phân tích cho rằng tác động của sự can thiệp này sẽ không kéo dài.
Trong khi đó, các nhà đầu tư cổ phiếu đang nhận được những tín hiệu trái chiều về nền kinh tế toàn cầu, sau khi Mỹ cho biết doanh số bán lẻ của nước này đã tăng mạnh hơn dự kiến, ở mức 0,4%, trong tháng 8/2009.
Bên cạnh đó, lòng tin của giới đầu tư của Đức cũng có dấu hiệu giảm sút khi chỉ số ZEW đã giảm 18,3 điểm xuống âm 4,3 điểm - thấp nhất kể từ tháng 2/2009.
Đây là nhân tố chi phối tâm lý các nhà đầu tư trên các thị trường chứng khoán khác tại châu lục, khiến các thị trường này có một phiên giao dịch khá trầm lắng.
Tại thị trường chứng khoán Hongkong, chỉ số Hang Seng tăng 29,60 điểm (0,14%) lên 21.725,64 điểm.
Tại Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite lại giảm 36,02 điểm (1,34%) xuống 2.652,50 điểm, với cổ phiếu của các ngân hàng và công ty phát triển bất động sản dẫn đầu đà giảm giá do những lo ngại dai dẳng về việc Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục triển khai thêm các biện pháp khác nhằm hạ nhiệt khu vực nhà đất.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Seoul tăng 0,48%; Sydney tăng 0,76%; Đài Bắc tăng 0,38%.
Kirby Daley, nhà chiến lược cao cấp thuộc công ty môi giới Newedge Group ở Hongkong, cho biết những lo ngại gia tăng về nguy cơ suy thoái kép tại phương Tây, chủ yếu tại Mỹ, cũng như việc các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc sẽ còn đi xa tới đâu trong việc đưa ra các biện pháp thắt chặt đang chi phối tâm lý giới đầu tư./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)