Chiều 18/11, các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương đồng loạt trượt dốc, trong bối cảnh mối lo sợ của giới đầu tư về cuộc khủng hoảng nợ tại "lục địa già" ngày càng tăng, sau khi chi phí vay mượn của Pháp và Tây Ban Nha tăng vọt.
Theo chuyên gia James Rosenberg, thuộc công ty Macquarie Private, trong khi "cơn bão nợ" tại châu Âu tiếp tục hoành hành dữ dội, các nhà giao dịch càng tỏ ra hoảng hốt hơn khi giới chức trách không có động thái gì để "làm yên lòng" thị trường. Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương phiên này giảm 2,2%.
Chốt phiên 18/11, tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo giảm 104,72 điểm (1,23%) xuống 8.374,91 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 26/9. Kenichi Hirano, nhà điều hành thuộc công ty Tachibana Securities nhận định diễn biến ngày một phức tạp của cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đang đẩy đồng yên tăng giá, tác động xấu đến các nhà xuất khẩu "xứ Phù tang."
Ngày 17/11, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1997, trong khi lãi suất trái phiếu của Pháp cũng tăng cao; còn chi phí vay mượn của Italy đang ở mức khó trụ vững được.
Tất cả những thông tin này đều đang "đào sâu" mối lo sợ của giới đầu tư, khiến nhiều người tin rằng cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực này đã vượt tầm kiểm soát và có thể sẽ lan rộng ra khắp thế giới, đẩy kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái mới.
Theo nhật báo kinh tế Les Echos, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang chuyển sang bước ngoặt kịch tính hơn, trong bối cảnh chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Pháp với Đức đã đạt mức kỷ lục ngày 15/11 là 190 điểm cơ bản.
Cùng đà đi xuống, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) giảm 46,49 điểm (1,89%) và đóng cửa ở mức 2.416,56 điểm. Trong khi chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong kết thúc phiên giảm 326,24 điểm (1,73%) xuống 18.491,23 điểm.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi của thị trường chứng khoán Seoul đóng cửa giảm 37,50 điểm (2%) xuống 1.839,17 điểm; còn chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney (Australia) giảm 81,2 điểm (1,91%) xuống 4.177 điểm.
Đêm trước tại Mỹ, bất chấp một số tín hiệu tích cực về nền kinh tế, chứng khoán Phố Wall giảm sâu, trong bối cảnh chi phí vay mượn của Tây Ban Nha và Pháp tăng vọt đã làm các nhà đầu tư hoảng hốt bán tháo cổ phiếu trên các thị trường. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 134,86 điểm (1,13%) xuống 11.770,73 điểm; còn chỉ số S&P 500 giảm 20,78 điểm (1,68%) xuống 1.216,13 điểm.
Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tuần đầu tiên của tháng 11/2011, số người nộp đơn xin bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ đã giảm 5.000 người so với tuần trước, khi chỉ có 388.000 người xin đăng ký. Đây là mức nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp nhất trong vòng 7 tháng qua và là tuần thứ ba giảm liên tiếp, phản ánh các chỉ dấu tích cực của nền kinh tế Mỹ. Số người hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng giảm gần 60.000 người, xuống còn 3,6 triệu người, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2008.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Andrea Kramer thuộc bộ phận nghiên cứu đầu tư của Schaeffer, mối lo sợ về "núi nợ" tại Eurozone vẫn đang là nhân tố chủ chốt quyết định xu hướng của chứng khoán./.
Theo chuyên gia James Rosenberg, thuộc công ty Macquarie Private, trong khi "cơn bão nợ" tại châu Âu tiếp tục hoành hành dữ dội, các nhà giao dịch càng tỏ ra hoảng hốt hơn khi giới chức trách không có động thái gì để "làm yên lòng" thị trường. Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương phiên này giảm 2,2%.
Chốt phiên 18/11, tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo giảm 104,72 điểm (1,23%) xuống 8.374,91 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 26/9. Kenichi Hirano, nhà điều hành thuộc công ty Tachibana Securities nhận định diễn biến ngày một phức tạp của cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đang đẩy đồng yên tăng giá, tác động xấu đến các nhà xuất khẩu "xứ Phù tang."
Ngày 17/11, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1997, trong khi lãi suất trái phiếu của Pháp cũng tăng cao; còn chi phí vay mượn của Italy đang ở mức khó trụ vững được.
Tất cả những thông tin này đều đang "đào sâu" mối lo sợ của giới đầu tư, khiến nhiều người tin rằng cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực này đã vượt tầm kiểm soát và có thể sẽ lan rộng ra khắp thế giới, đẩy kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái mới.
Theo nhật báo kinh tế Les Echos, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang chuyển sang bước ngoặt kịch tính hơn, trong bối cảnh chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Pháp với Đức đã đạt mức kỷ lục ngày 15/11 là 190 điểm cơ bản.
Cùng đà đi xuống, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) giảm 46,49 điểm (1,89%) và đóng cửa ở mức 2.416,56 điểm. Trong khi chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong kết thúc phiên giảm 326,24 điểm (1,73%) xuống 18.491,23 điểm.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi của thị trường chứng khoán Seoul đóng cửa giảm 37,50 điểm (2%) xuống 1.839,17 điểm; còn chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney (Australia) giảm 81,2 điểm (1,91%) xuống 4.177 điểm.
Đêm trước tại Mỹ, bất chấp một số tín hiệu tích cực về nền kinh tế, chứng khoán Phố Wall giảm sâu, trong bối cảnh chi phí vay mượn của Tây Ban Nha và Pháp tăng vọt đã làm các nhà đầu tư hoảng hốt bán tháo cổ phiếu trên các thị trường. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 134,86 điểm (1,13%) xuống 11.770,73 điểm; còn chỉ số S&P 500 giảm 20,78 điểm (1,68%) xuống 1.216,13 điểm.
Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tuần đầu tiên của tháng 11/2011, số người nộp đơn xin bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ đã giảm 5.000 người so với tuần trước, khi chỉ có 388.000 người xin đăng ký. Đây là mức nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp nhất trong vòng 7 tháng qua và là tuần thứ ba giảm liên tiếp, phản ánh các chỉ dấu tích cực của nền kinh tế Mỹ. Số người hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng giảm gần 60.000 người, xuống còn 3,6 triệu người, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2008.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Andrea Kramer thuộc bộ phận nghiên cứu đầu tư của Schaeffer, mối lo sợ về "núi nợ" tại Eurozone vẫn đang là nhân tố chủ chốt quyết định xu hướng của chứng khoán./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)