Câu hỏi làm thế nào để gia tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh máy thu hình (TV) đang thực sự là vấn đề làm "đau đầu" nhiều tập đoàn điện tử Nhật Bản.
Mới đây, hãng Panasonic Corp., vốn rất nổi tiếng với dòng TV Viera cho biết, họ sẽ thu hẹp hoạt động kinh doanh TV, bằng cách cắt giảm hoặc sát nhập các cơ sở sản xuất màn hình plasma và tinh thể lỏng (LCD), do thua lỗ.
Chủ tịch hãng Panasonic Fumio Otsubo nói: "TV vẫn là một sản phẩm quan trọng, song chúng tôi không thể thu được lợi nhuận từ mặt hàng này."
Theo ông Otsubo, mặc dù Panasonic đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như thay thế mẫu mã, giảm giá thành và hợp tác trong phân phối, song kết quả vẫn không được như mong đợi.
Thêm vào đó, bất chấp việc nhu cầu tăng mạnh tại các thị trường mới nổi, Panasonic vẫn vấp phải khó khăn do sự tăng giá của đồng yen và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, khi nhiều nhà chế tạo trên toàn cầu tiến bước vào lĩnh vực kinh doanh TV màn hình phẳng.
Panasonic đang lên kế hoạch dành ra 514 tỷ yen để tái cấu trúc chi phí cho hoạt động kinh doanh chất bán dẫn và TV, để tái cân bằng thua lỗ.
Ngoài Panasonic, Sony Corp., tập đoàn nắm giữ thị phần lớn thứ ba trên thị trường TV LCD toàn cầu, sau Samsung Electronics Co. và LG Electronics Inc., cũng đang vật lộn để gia tăng lợi nhuận, trong bối cảnh tài khóa 2011-2012 (kết thúc vào tháng 3/2012) là năm thua lỗ thứ tám liên tiếp của Sony.
[LG lỗ dù lượng xuất TV màn hình phẳng đạt kỷ lục]
Trước tình hình này, Sony đang đàm phán với Samsung để thiết lập một liên doanh sản xuất TV LCD và tăng việc thu mua màn hình giá rẻ từ các nhà sản xuất Đài Loan và một số nơi khác.
Một tập đoàn điện tử khác của xứ Phù Tang là Hitachi cũng đang lên kế hoạch thu hẹp hoạt động kinh doanh TV, trước mức giá "quá mềm" của các đối thủ Hàn Quốc. Trong khi đó, nhu cầu mua mới TV tại Nhật Bản lại không nhiều.
Yoshio Takahashi, nhà phân tích thuộc Moody's Japan K.K đánh giá rằng, đây là một thị trường rất khác thường. Dù các nhà sản xuất có đổ nhiều tiền vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ cao, song chẳng ai thu được lợi nhuận.
Theo giới phân tích, doanh số bán TV sẽ tiếp tục gia tăng tại các thị trường mới nổi, nhưng giá bán lẻ vẫn sẽ giảm, do sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Do đó, để tìm kiếm lợi nhuận, các nhà sản xuất cần nỗ lực cắt giảm phần lớn chi phí như thu mua linh kiện giá rẻ.
Công ty nghiên cứu DisplaySearch dự kiến, giá trị của thị trường LCD TV sẽ sụt giảm, sau khi lên mức đỉnh 101,73 tỷ USD vào năm 2012. Công ty này cho biết, giá bán lẻ trung bình một chiếc TV LCD tại Mỹ trong năm nay vào khoảng 321 USD, giảm so với mức 371 USD trong năm 2010 và 425 USD trong năm 2009.
Tuy nhiên, ngược lại với Panasonic, Sony hay Hitachi, tập đoàn Sharp Corp., đang dẫn đầu về thị phần trong thị trường TV màn hình phẳng tại Nhật Bản, cho hay vẫn sẽ tập trung vào hoạt động kinh doanh TV, bằng cách gia tăng các chương trình truyền hình, chuyển hướng tập trung sang các dòng TV màn hình lớn hơn 40 inch, các LCD nhỏ cho điện thoại thông minh và một số dịch vụ khác.
Tháng 9/2011, Sharp đã tung ra tám loại TV LCD siêu mỏng Freestyle Aquos, đưa đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn để cài đặt các kênh tại nhà. Theo nhà phân tích Takahashi, các chiến lược của Sharp rất "thú vị" và đây có thể là một giải pháp để tạo nên những sản phẩm khác biệt.
Nhà phân tích này khẳng định: "Khách hàng sẽ không muốn mua TV mới nếu chúng không có sự khác biệt lớn so với cái họ đang dùng"./.
Mới đây, hãng Panasonic Corp., vốn rất nổi tiếng với dòng TV Viera cho biết, họ sẽ thu hẹp hoạt động kinh doanh TV, bằng cách cắt giảm hoặc sát nhập các cơ sở sản xuất màn hình plasma và tinh thể lỏng (LCD), do thua lỗ.
Chủ tịch hãng Panasonic Fumio Otsubo nói: "TV vẫn là một sản phẩm quan trọng, song chúng tôi không thể thu được lợi nhuận từ mặt hàng này."
Theo ông Otsubo, mặc dù Panasonic đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như thay thế mẫu mã, giảm giá thành và hợp tác trong phân phối, song kết quả vẫn không được như mong đợi.
Thêm vào đó, bất chấp việc nhu cầu tăng mạnh tại các thị trường mới nổi, Panasonic vẫn vấp phải khó khăn do sự tăng giá của đồng yen và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, khi nhiều nhà chế tạo trên toàn cầu tiến bước vào lĩnh vực kinh doanh TV màn hình phẳng.
Panasonic đang lên kế hoạch dành ra 514 tỷ yen để tái cấu trúc chi phí cho hoạt động kinh doanh chất bán dẫn và TV, để tái cân bằng thua lỗ.
Ngoài Panasonic, Sony Corp., tập đoàn nắm giữ thị phần lớn thứ ba trên thị trường TV LCD toàn cầu, sau Samsung Electronics Co. và LG Electronics Inc., cũng đang vật lộn để gia tăng lợi nhuận, trong bối cảnh tài khóa 2011-2012 (kết thúc vào tháng 3/2012) là năm thua lỗ thứ tám liên tiếp của Sony.
[LG lỗ dù lượng xuất TV màn hình phẳng đạt kỷ lục]
Trước tình hình này, Sony đang đàm phán với Samsung để thiết lập một liên doanh sản xuất TV LCD và tăng việc thu mua màn hình giá rẻ từ các nhà sản xuất Đài Loan và một số nơi khác.
Một tập đoàn điện tử khác của xứ Phù Tang là Hitachi cũng đang lên kế hoạch thu hẹp hoạt động kinh doanh TV, trước mức giá "quá mềm" của các đối thủ Hàn Quốc. Trong khi đó, nhu cầu mua mới TV tại Nhật Bản lại không nhiều.
Yoshio Takahashi, nhà phân tích thuộc Moody's Japan K.K đánh giá rằng, đây là một thị trường rất khác thường. Dù các nhà sản xuất có đổ nhiều tiền vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ cao, song chẳng ai thu được lợi nhuận.
Theo giới phân tích, doanh số bán TV sẽ tiếp tục gia tăng tại các thị trường mới nổi, nhưng giá bán lẻ vẫn sẽ giảm, do sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Do đó, để tìm kiếm lợi nhuận, các nhà sản xuất cần nỗ lực cắt giảm phần lớn chi phí như thu mua linh kiện giá rẻ.
Công ty nghiên cứu DisplaySearch dự kiến, giá trị của thị trường LCD TV sẽ sụt giảm, sau khi lên mức đỉnh 101,73 tỷ USD vào năm 2012. Công ty này cho biết, giá bán lẻ trung bình một chiếc TV LCD tại Mỹ trong năm nay vào khoảng 321 USD, giảm so với mức 371 USD trong năm 2010 và 425 USD trong năm 2009.
Tuy nhiên, ngược lại với Panasonic, Sony hay Hitachi, tập đoàn Sharp Corp., đang dẫn đầu về thị phần trong thị trường TV màn hình phẳng tại Nhật Bản, cho hay vẫn sẽ tập trung vào hoạt động kinh doanh TV, bằng cách gia tăng các chương trình truyền hình, chuyển hướng tập trung sang các dòng TV màn hình lớn hơn 40 inch, các LCD nhỏ cho điện thoại thông minh và một số dịch vụ khác.
Tháng 9/2011, Sharp đã tung ra tám loại TV LCD siêu mỏng Freestyle Aquos, đưa đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn để cài đặt các kênh tại nhà. Theo nhà phân tích Takahashi, các chiến lược của Sharp rất "thú vị" và đây có thể là một giải pháp để tạo nên những sản phẩm khác biệt.
Nhà phân tích này khẳng định: "Khách hàng sẽ không muốn mua TV mới nếu chúng không có sự khác biệt lớn so với cái họ đang dùng"./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)