Góp ý kiến tại Hội thảo góp ý cho dự thảo Luật Lưu trữ, do đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 7/9, nhiều chuyên gia về luật và lĩnh vực lưu trữ đề nghị thời hạn giải mật tài liệu lưu trữ thuộc danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật nên là 30 năm, kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu mật, tối mật, tuyệt mật.
Theo các chuyên gia, thời hạn giải mật là 30 năm không chỉ đúng với thông lệ quốc tế mà còn là thời gian phù hợp bởi mức thời gian giải mật như dự thảo luật đề xuất - từ 40 năm (đối với tài liệu mật) và 60 năm (đối với tài liệu tối mật, tuyệt mật) - là quá dài nên khi giải mật thông tin không còn ý nghĩa nữa.
Đồng tình với quan điểm nên giảm thời hạn giải mật là 30 năm theo thông lệ quốc tế, ông Nguyễn Xuân Hoài, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, đề xuất thêm một hướng khác là có thể giảm thời hạn giải mật còn 20 năm đối với tài liệu mật và còn 40 năm đối với tài liệu tối mật, tuyệt mật.
Ông Nguyễn Xuân Hoài cũng cho rằng khi đến thời hạn giải mật, tài liệu mật ở các mức độ đều sẽ được tự khắc giải mật chứ không cần phải có văn bản cho phép giải mật các tài liệu ấy. Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh), lưu ý tình trạng có nhiều tài liệu tuy xếp vào loại mật, đóng dấu mật nhưng tính chất thực sự lại không mật.
Góp ý về tổ chức lưu trữ, đa số các ý kiến tán thành với quy định như dự thảo luật nêu, lưu trữ lịch sử được tổ chức ở 2 cấp là trung ương và cấp tỉnh, bởi nếu tổ chức lưu trữ thêm cấp huyện là không khả thi về mặt điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí, nhân lực.
Luật Lưu trữ gồm 7 chương, 46 điều, với các nôi dung về Quy định chung; Thu thập tài liệu lưu trữ; Bảo quản, thống kê tài liệu lưu trữ, hủy tài liệu hết giá trị; Sử dụng tài liệu lưu trữ; Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ, hoạt động dịch vụ lưu trữ; Quản lý nhà nước về lưu trữ và Điều khoản thi hành. Đây là lần thứ hai dự thảo Luật Lưu trữ được lấy ý kiến đóng góp để chuẩn bị đưa ra thảo luận, xem xét tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII./.
Theo các chuyên gia, thời hạn giải mật là 30 năm không chỉ đúng với thông lệ quốc tế mà còn là thời gian phù hợp bởi mức thời gian giải mật như dự thảo luật đề xuất - từ 40 năm (đối với tài liệu mật) và 60 năm (đối với tài liệu tối mật, tuyệt mật) - là quá dài nên khi giải mật thông tin không còn ý nghĩa nữa.
Đồng tình với quan điểm nên giảm thời hạn giải mật là 30 năm theo thông lệ quốc tế, ông Nguyễn Xuân Hoài, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, đề xuất thêm một hướng khác là có thể giảm thời hạn giải mật còn 20 năm đối với tài liệu mật và còn 40 năm đối với tài liệu tối mật, tuyệt mật.
Ông Nguyễn Xuân Hoài cũng cho rằng khi đến thời hạn giải mật, tài liệu mật ở các mức độ đều sẽ được tự khắc giải mật chứ không cần phải có văn bản cho phép giải mật các tài liệu ấy. Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh), lưu ý tình trạng có nhiều tài liệu tuy xếp vào loại mật, đóng dấu mật nhưng tính chất thực sự lại không mật.
Góp ý về tổ chức lưu trữ, đa số các ý kiến tán thành với quy định như dự thảo luật nêu, lưu trữ lịch sử được tổ chức ở 2 cấp là trung ương và cấp tỉnh, bởi nếu tổ chức lưu trữ thêm cấp huyện là không khả thi về mặt điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí, nhân lực.
Luật Lưu trữ gồm 7 chương, 46 điều, với các nôi dung về Quy định chung; Thu thập tài liệu lưu trữ; Bảo quản, thống kê tài liệu lưu trữ, hủy tài liệu hết giá trị; Sử dụng tài liệu lưu trữ; Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ, hoạt động dịch vụ lưu trữ; Quản lý nhà nước về lưu trữ và Điều khoản thi hành. Đây là lần thứ hai dự thảo Luật Lưu trữ được lấy ý kiến đóng góp để chuẩn bị đưa ra thảo luận, xem xét tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)