Biến đổi khí hậu đang khiến tốc độ ấm lên tại Tây Nam cực diễn ra nhanh gấp hai lần so với dự báo trước đây của Liên hợp quốc, càng làm gia tăng lo ngại về nguy cơ mực nước biển trên toàn thế giới có thể tăng lên 3,3 mét nếu băng tại khu vực này tan chảy hoàn toàn.
Theo số liệu từ Trung tâm nghiên cứu địa cực Byrd, nhiệt độ trung bình hàng năm tại Tây Nam cực đã tăng thêm 2,4 độ C trong giai đoạn từ năm 1950 đến 2010, cao gấp 3 lần so với mức tăng nhiệt trung bình trên toàn cầu và là khu vực có mức tăng nhiệt cao nhất trên thế giới.
Tốc độ tăng nhiệt quá nhanh tại Tây Nam cực cũng là nguyên nhân khiến các dòng sông băng ở khu vực này tan chảy nhanh hơn dự đoán và điều này càng đẩy nhanh tốc độ gia tăng của mực nước biển.
Các nhà khoa học tại trường đại học Tổng hợp bang Ohio (Mỹ) cho rằng những quốc gia nằm ở khu vực có địa hình trũng từ Bangladesh tới Tuvalu, đặc biệt là các thành phố ven biển từ London (Anh) đến Buenos Aires (Argentina) đều sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi mực nước biển dâng cao.
Theo các số liệu nghiên cứu do Ủy ban liên chính phủ của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công bố, mực nước biển đã tăng khoảng 20 cm trong thế kỷ qua và dự báo sẽ tăng từ 18-59 cm trong thế kỷ này, thậm chí còn cao hơn nữa nếu các sông băng ở Nam cực và Greenland tan chảy với tốc độ nhanh hơn do hiện tượng Trái đất ấm dần lên liên quan đến những hoạt động do con người gây ra.
Hiện mỗi năm, lượng băng tan chảy ở Tây Nam Cực "đóng góp" khoảng 0,3 mm mực nước biển gia tăng, thấp hơn so với lượng băng tan ở Grinlen, chiếm 0,7 mm mực nước biển gia tăng/năm.
Kết quả từ nghiên cứu mới kể trên đã làm thay đổi suy nghĩ của giới khoa học trước đây, từng cho rằng lục địa nằm ở "đáy" hành tinh này được coi là nơi duy nhất không chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu./.
Theo số liệu từ Trung tâm nghiên cứu địa cực Byrd, nhiệt độ trung bình hàng năm tại Tây Nam cực đã tăng thêm 2,4 độ C trong giai đoạn từ năm 1950 đến 2010, cao gấp 3 lần so với mức tăng nhiệt trung bình trên toàn cầu và là khu vực có mức tăng nhiệt cao nhất trên thế giới.
Tốc độ tăng nhiệt quá nhanh tại Tây Nam cực cũng là nguyên nhân khiến các dòng sông băng ở khu vực này tan chảy nhanh hơn dự đoán và điều này càng đẩy nhanh tốc độ gia tăng của mực nước biển.
Các nhà khoa học tại trường đại học Tổng hợp bang Ohio (Mỹ) cho rằng những quốc gia nằm ở khu vực có địa hình trũng từ Bangladesh tới Tuvalu, đặc biệt là các thành phố ven biển từ London (Anh) đến Buenos Aires (Argentina) đều sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi mực nước biển dâng cao.
Theo các số liệu nghiên cứu do Ủy ban liên chính phủ của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công bố, mực nước biển đã tăng khoảng 20 cm trong thế kỷ qua và dự báo sẽ tăng từ 18-59 cm trong thế kỷ này, thậm chí còn cao hơn nữa nếu các sông băng ở Nam cực và Greenland tan chảy với tốc độ nhanh hơn do hiện tượng Trái đất ấm dần lên liên quan đến những hoạt động do con người gây ra.
Hiện mỗi năm, lượng băng tan chảy ở Tây Nam Cực "đóng góp" khoảng 0,3 mm mực nước biển gia tăng, thấp hơn so với lượng băng tan ở Grinlen, chiếm 0,7 mm mực nước biển gia tăng/năm.
Kết quả từ nghiên cứu mới kể trên đã làm thay đổi suy nghĩ của giới khoa học trước đây, từng cho rằng lục địa nằm ở "đáy" hành tinh này được coi là nơi duy nhất không chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu./.
(TTXVN)