Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đan Mạch và Anh công bố một nghiên cứu cho thấy 3 sông băng lớn nhất ở Greenland - nơi chứa đủ lượng nước đóng băng để nâng mực nước biển toàn cầu lên khoảng 1,3m - có thể tan chảy nhanh hơn mức dự báo tồi tệ nhất.
Nhóm nghiên cứu sử dụng các hình ảnh lịch sử và nhiều dữ liệu khác để đánh giá lượng băng biến mất trên các con sông Jakobshavn Isbarea, Kangerlussuaq và Helheim ở Greenland trong thế kỷ 20.
Kết quả cho thấy đến năm 2000, nguyên nhân chính khiến mực nước biển tăng là các sông băng tan chảy và sự nở rộng của các đại dương khi nước biển ấm lên.
[Một khối băng diện tích khổng lồ tại Greenland đang tan chảy]
Nhưng trong 2 thập kỷ gần đây, lượng băng ở Greenland và Nam Cực đã trở thành nguồn cơn lớn nhất gây ra hiện tượng này.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng sông băng Jakobshavn Isbrae đã mất hơn 1.500 tỷ tấn băng trong thời gian từ 1880-2012, trong khi các sông Kangerlussuaq và Helheim mất lần lượt 1.400 tỷ và 31 tỷ tấn băng trong thời gian 1990-2012.
Lượng băng tan đã góp phần làm mực nước biển toàn cầu tăng thêm 8mm.
Ủy ban tư vấn khoa học khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) đã dự báo mực nước biển tăng khoảng 30-110cm vào năm 2100 xuất phát từ mọi nguồn, tùy vào tình trạng khí thải.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, mang tên RCP8.5, do IPCC dự báo, tức là không làm gì để ngăn ô nhiễm CO2 trong thế kỷ XIX, sẽ dẫn tới hậu quả là nhiệt độ Trái Đất tăng 3 độC so với thời tiền công nghiệp.
Theo kịch bản RCP8.5, ba con sông băng nói trên sẽ làm nước biển toàn cầu tăng lên từ 9,1-14,9mm vào năm 2010.
Tuy nhiên, nghiên cứu của nhóm trên, được công bố trên tạp chí Nature Communications, chỉ ra rằng mức tăng nhiệt độ theo kịch bản trên đã cao gấp 4 lần so với trong thế kỷ XX, khi 3 sông băng đã đóng góp thêm 8mm vào mức dâng của nước biển.
Shfaqat Abbas Khan, một nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Đan Mạch, cho biết: "Kịch bản tồi tệ nhất đang bị đánh giá thấp. Băng tan có thể nhiều gấp 3 hoặc 4 lần so với dự báo trước đó"./.