Theo một nghiên cứu được đăng tảitrên tạp chí "Sức khoẻ môi sinh" của Mỹ số ra tháng Bảy, những phụ nữ tiếp xúcnhiều với các chất tẩy rửa có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn so với những ngườiít sử dụng.
Tiến sỹ Julia Brody và các đồng nghiệp tại Viện nghiên cứu "SilentSpring" của Mỹ đã tiến hành một thí nghiệm qua phỏng vấn đối với 787 phụ nữ đượcchẩn đoán ung thư vú và nhóm đối chiếu gồm 721 phụ nữ không bị căn bệnh này.
Những người tham gia thí nghiệm phải trả lời các câu hỏi về việc sử dụng cácchất tẩy rửa và kiến thức về các nguyên nhân gây bệnh ung thư vú. Kết quả chothấy những người tiếp xúc với các chất tẩy rửa nhiều nhất có nguy cơ bị ung thưvú cao gấp hai lần so với những người sử dụng ít nhất.
Sử dụng các hóa chất làmthơm phòng hay các chất diệt nấm mốc cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.
Trước đây, các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Texas cũng phát hiện rằng mộthóa chất có trong vải dệt, dung dịch tẩy rửa, và đồ nhựa có tên là 4-nonylphenolcó thể kích thích sự phát triển bệnh ung thư vú ở chuột.
Đặc biệt, khi ở gan, nókích thích một cơ chế enzyme làm gia tăng sự sản xuất hoócmôn tương đồng tên làestriol. Cả oestrogen và estriol đều liên quan trực tiếp đến bệnh ung thưvú.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã so sánh ảnh hưởng của 4-nonylphenol(4-NP) và oestrogen trên một số con chuột biến đổi gen ở các liều khác nhau.Sau 32 tuần, nhiều con trong số chuột nhiễm 4-NP đã phát triển bệnh ung thư vú,trong khi những con tiếp xúc với oestrogen lại an toàn./.
Tiến sỹ Julia Brody và các đồng nghiệp tại Viện nghiên cứu "SilentSpring" của Mỹ đã tiến hành một thí nghiệm qua phỏng vấn đối với 787 phụ nữ đượcchẩn đoán ung thư vú và nhóm đối chiếu gồm 721 phụ nữ không bị căn bệnh này.
Những người tham gia thí nghiệm phải trả lời các câu hỏi về việc sử dụng cácchất tẩy rửa và kiến thức về các nguyên nhân gây bệnh ung thư vú. Kết quả chothấy những người tiếp xúc với các chất tẩy rửa nhiều nhất có nguy cơ bị ung thưvú cao gấp hai lần so với những người sử dụng ít nhất.
Sử dụng các hóa chất làmthơm phòng hay các chất diệt nấm mốc cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.
Trước đây, các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Texas cũng phát hiện rằng mộthóa chất có trong vải dệt, dung dịch tẩy rửa, và đồ nhựa có tên là 4-nonylphenolcó thể kích thích sự phát triển bệnh ung thư vú ở chuột.
Đặc biệt, khi ở gan, nókích thích một cơ chế enzyme làm gia tăng sự sản xuất hoócmôn tương đồng tên làestriol. Cả oestrogen và estriol đều liên quan trực tiếp đến bệnh ung thưvú.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã so sánh ảnh hưởng của 4-nonylphenol(4-NP) và oestrogen trên một số con chuột biến đổi gen ở các liều khác nhau.Sau 32 tuần, nhiều con trong số chuột nhiễm 4-NP đã phát triển bệnh ung thư vú,trong khi những con tiếp xúc với oestrogen lại an toàn./.
(TTXVN/Vietnam+)