Sau vài phiên giảm điểm liên tiếp, chứng khoán châu Á đồng loạt đổi “sắc xanh” sau khi đóng cửa ngày giao dịch 18/4, nhờ các thông tin tích cực từ châu Âu và báo cáo lạc quan của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 202,55 điểm, tương đương 2,14%, lên 9.667,26 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng ghi thêm 58,9 điểm (1,37%), lên 4.347,7 điểm, còn tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng tăng thêm 19,23 điểm (0,97%), lên 2.004,53 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đều khép lại phiên giao dịch 18/4 với “sắc xanh.”
Chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt tăng 218,42 điểm (1,06 %) và 45,86 điểm (1,96%), đóng cửa ở mức 20.780,73 điểm và 2.380,85 điểm.
Ngày 17/4, Chính phủ Tây Ban Nha tiến hành đợt chào bán trái phiếu mới và đã thu về kết quả tích cực, khi lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã trượt xuống dưới 6%, giúp giới đầu tư đặt nhiều hy vọng hơn vào diễn biến cuộc đấu giá trái phiếu kỳ hạn dài hơn của nước này trong tuần tới, đồng thời xoa dịu bớt mối lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tuy nhiên, những lo ngại về lĩnh vực tài chính và ngân hàng nước này có thể sẽ tiếp tục tạo sức ép lên thị trường trong thời gian tới.
Cũng trong ngày này, IMF đã công bố báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu, theo đó nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới lên 3,5% trong năm 2012 và 4,1% trong năm 2013, cao hơn so với các mức dự báo tương ứng 3,3% và 4% đưa ra hồi tháng 1/2012.
Tuy nhiên, IMF cũng cảnh báo rằng kinh tế toàn cầu tiếp tục dễ bị tổn thương trước những rủi ro tiềm ẩn và sự phục hồi còn yếu ớt ở các nền kinh tế phát triển. Những thử thách này đòi hỏi các nước phải đưa ra nhiều hoạt động chính sách hơn nữa, đặc biệt là việc giải quyết khủng hoảng nợ tại Eurozone.
Đêm hôm trước (17/4), chứng khoán Mỹ bất ngờ đảo chiều đi lên, sau khi giá cổ phiếu của một loạt doanh nghiệp lớn của nước này, bao gồm tập đoàn Apple, đồng loạt tăng vọt, giữa lúc mùa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2012 của các công ty Mỹ đang diễn biến khá tích cực.
Thêm vào đó, việc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa đưa ra những nhận định lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu cũng góp phần trấn an tâm lý của giới đầu tư và mang “sắc xanh” trở lại trên Phố Wall.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng mạnh 194,13 điểm, tương đương 1,50%, đóng cửa ở mức 13.115,54 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tiến thêm 21,21 điểm (1,55%), lên 1.390,78 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi thêm 54,42 điểm (1,82%), lên 3.042,82 điểm.
Đầu phiên giao dịch, công ty giải khát Coca-Cola, ngân hàng Goldman Sachs và công ty dược phẩm Johnson & Johnson (J&J) đồng loạt công bố kết quả kinh doanh cao hơn kỳ vọng trong quý I/2012, đồng thời mang lại một cái nhìn tích cực cho giới đầu tư về khả năng hồi phục của nền kinh tế Mỹ.
Khép lại phiên giao dịch 17/4, cổ phiếu của Coca-Cola và J&J lần lượt tăng 2,1% và 0,4%. Đây là một trong những yếu tố chính đẩy chỉ số Dow Jones lên cao.
Trong khi đó, cổ phiếu của Apple, tập đoàn có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, đã dứt chuỗi 5 phiên giảm giá liên tiếp và bật tăng 5,1%, lên 609,70 USD/cổ phiếu trong phiên giao dịch 17/4, mức tăng mạnh nhất trong vòng 3 tháng qua, sau khi để “tụt” tới 8,8% trong 5 phiên trước, qua đó giúp Nasdaq vượt ngưỡng 3.000 điểm.
Sau khi phiên giao dịch kết thúc, ba tập đoàn công nghệ lớn khác là IBM, Intel và Yahoo cũng đua nhau công bố các kết quả kinh doanh tốt hơn dự kiến trong quý I vừa qua.
Sự khởi sắc của Phố Wall còn được hỗ trợ bởi báo cáo hàng năm về triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới vừa được IMF công bố ngày 17/4.
Theo đó, cơ quan này đã nâng mức dự báo về mức tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2012 và năm 2013, song cũng lưu ý rằng sự phục hồi này vẫn còn rất mong manh.
Theo chân đà tăng điểm tại Mỹ, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt quay đầu đi lên trong phiên giao dịch 17/4, sau khi cuộc chào bán trái phiếu của Chính phủ Tây Ban Nha vào cuối ngày hôm qua đã thu về kết quả khả quan, giúp gia tăng sự lạc quan của giới đầu tư về diễn biến cuộc đấu giá trái phiếu dài hạn hơn của nước này trong tuần tới.
Ngoài ra, lòng tin của các nhà đầu tư Đức bất ngờ tăng trong tháng 4/2012 lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2011, giúp củng cố tâm lý của giới đầu tư và đẩy giá cổ phiếu châu Âu tăng cao.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,78%, lên 5.766,95 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp cũng ghi thêm 2,72%, lên 3.292,51 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX tăng tới 2,65%, chốt ở mức 6.801 điểm./.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 202,55 điểm, tương đương 2,14%, lên 9.667,26 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng ghi thêm 58,9 điểm (1,37%), lên 4.347,7 điểm, còn tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng tăng thêm 19,23 điểm (0,97%), lên 2.004,53 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đều khép lại phiên giao dịch 18/4 với “sắc xanh.”
Chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt tăng 218,42 điểm (1,06 %) và 45,86 điểm (1,96%), đóng cửa ở mức 20.780,73 điểm và 2.380,85 điểm.
Ngày 17/4, Chính phủ Tây Ban Nha tiến hành đợt chào bán trái phiếu mới và đã thu về kết quả tích cực, khi lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã trượt xuống dưới 6%, giúp giới đầu tư đặt nhiều hy vọng hơn vào diễn biến cuộc đấu giá trái phiếu kỳ hạn dài hơn của nước này trong tuần tới, đồng thời xoa dịu bớt mối lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tuy nhiên, những lo ngại về lĩnh vực tài chính và ngân hàng nước này có thể sẽ tiếp tục tạo sức ép lên thị trường trong thời gian tới.
Cũng trong ngày này, IMF đã công bố báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu, theo đó nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới lên 3,5% trong năm 2012 và 4,1% trong năm 2013, cao hơn so với các mức dự báo tương ứng 3,3% và 4% đưa ra hồi tháng 1/2012.
Tuy nhiên, IMF cũng cảnh báo rằng kinh tế toàn cầu tiếp tục dễ bị tổn thương trước những rủi ro tiềm ẩn và sự phục hồi còn yếu ớt ở các nền kinh tế phát triển. Những thử thách này đòi hỏi các nước phải đưa ra nhiều hoạt động chính sách hơn nữa, đặc biệt là việc giải quyết khủng hoảng nợ tại Eurozone.
Đêm hôm trước (17/4), chứng khoán Mỹ bất ngờ đảo chiều đi lên, sau khi giá cổ phiếu của một loạt doanh nghiệp lớn của nước này, bao gồm tập đoàn Apple, đồng loạt tăng vọt, giữa lúc mùa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2012 của các công ty Mỹ đang diễn biến khá tích cực.
Thêm vào đó, việc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa đưa ra những nhận định lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu cũng góp phần trấn an tâm lý của giới đầu tư và mang “sắc xanh” trở lại trên Phố Wall.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng mạnh 194,13 điểm, tương đương 1,50%, đóng cửa ở mức 13.115,54 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tiến thêm 21,21 điểm (1,55%), lên 1.390,78 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi thêm 54,42 điểm (1,82%), lên 3.042,82 điểm.
Đầu phiên giao dịch, công ty giải khát Coca-Cola, ngân hàng Goldman Sachs và công ty dược phẩm Johnson & Johnson (J&J) đồng loạt công bố kết quả kinh doanh cao hơn kỳ vọng trong quý I/2012, đồng thời mang lại một cái nhìn tích cực cho giới đầu tư về khả năng hồi phục của nền kinh tế Mỹ.
Khép lại phiên giao dịch 17/4, cổ phiếu của Coca-Cola và J&J lần lượt tăng 2,1% và 0,4%. Đây là một trong những yếu tố chính đẩy chỉ số Dow Jones lên cao.
Trong khi đó, cổ phiếu của Apple, tập đoàn có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, đã dứt chuỗi 5 phiên giảm giá liên tiếp và bật tăng 5,1%, lên 609,70 USD/cổ phiếu trong phiên giao dịch 17/4, mức tăng mạnh nhất trong vòng 3 tháng qua, sau khi để “tụt” tới 8,8% trong 5 phiên trước, qua đó giúp Nasdaq vượt ngưỡng 3.000 điểm.
Sau khi phiên giao dịch kết thúc, ba tập đoàn công nghệ lớn khác là IBM, Intel và Yahoo cũng đua nhau công bố các kết quả kinh doanh tốt hơn dự kiến trong quý I vừa qua.
Sự khởi sắc của Phố Wall còn được hỗ trợ bởi báo cáo hàng năm về triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới vừa được IMF công bố ngày 17/4.
Theo đó, cơ quan này đã nâng mức dự báo về mức tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2012 và năm 2013, song cũng lưu ý rằng sự phục hồi này vẫn còn rất mong manh.
Theo chân đà tăng điểm tại Mỹ, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt quay đầu đi lên trong phiên giao dịch 17/4, sau khi cuộc chào bán trái phiếu của Chính phủ Tây Ban Nha vào cuối ngày hôm qua đã thu về kết quả khả quan, giúp gia tăng sự lạc quan của giới đầu tư về diễn biến cuộc đấu giá trái phiếu dài hạn hơn của nước này trong tuần tới.
Ngoài ra, lòng tin của các nhà đầu tư Đức bất ngờ tăng trong tháng 4/2012 lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2011, giúp củng cố tâm lý của giới đầu tư và đẩy giá cổ phiếu châu Âu tăng cao.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,78%, lên 5.766,95 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp cũng ghi thêm 2,72%, lên 3.292,51 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX tăng tới 2,65%, chốt ở mức 6.801 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)