Ngày 23/9, các sàn chứng khoán châu Á không biến động nhiều trong một phiên giao dịch được đánh giá là ảm đạm.
Trong bối cảnh nhiều thị trường chủ lực (Nhật Bản, Trung Quốc đại lục, Hongkong và Hàn Quốc) đều đóng cửa nghỉ lễ Trung Thu, các nhà giao dịch dường như lấy định hướng là màu đỏ ở Phố Wall, nơi tâm lý lo ngại về "sức khỏe" nền kinh tế Mỹ đang đè nặng lên thị trường.
Đóng cửa phiên 23/9, thị trường Sydney và Đài Bắc tăng tương ứng 8,4 điểm và 6,14 điểm, trong khi tại Singapore, giá cổ phiểu giảm 0,13%. Thị trường Manila đạt mức tăng 0,33%, còn chỉ số chứng khoán của Wellington giảm 2,14 điểm.
Giới giao dịch đều tập trung vào tuyên bố mới đây của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và coi đây là "kim chỉ nam" để giao dịch. FED cảnh báo sức phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới đang chậm lại và tỏ ý sẵn sàng tung ra các biện pháp kích thích kinh tế mới.
Kết thúc phiên họp định kỳ vừa qua, FED không đưa ra một hành động cụ thể nào để củng cố nền kinh tế, nhưng giới đầu tư nhận định FED có thể mở rộng chương trình mua trái phiếu. Vì thế, họ có phần "lơ là" với chứng khoán, mà quay sang tập trung vào trái phiếu và vàng.
Tại thị trường New York phiên 22/9, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm trong bối cảnh nhiều nhà giao dịch muốn chốt lãi. Trong tháng Chín này, chỉ số Dow Jones đã tăng 7,5%, khi những thống kê cho thấy nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng, dẫu là với tốc độ có giảm.
Trong khi đó, ở thời điểm đầu phiên giao dịch ngày 23/9, màu xanh phủ khắp các sàn chứng khoán chủ chốt ở châu Âu. Các chỉ số FTSE 100 (Anh), DAX 30 (Đức) và CAC 40 (Pháp) đạt mức tăng lần lượt 0,56%, 0,7% và 0,73%.
Trong một thông tin có liên quan, bên kia bờ Đại Tây Dương, Ngân hàng trung ương Anh cũng đã ''dọn đường" để triển khai các biện pháp hỗ trợ kinh tế tăng trưởng./.
Trong bối cảnh nhiều thị trường chủ lực (Nhật Bản, Trung Quốc đại lục, Hongkong và Hàn Quốc) đều đóng cửa nghỉ lễ Trung Thu, các nhà giao dịch dường như lấy định hướng là màu đỏ ở Phố Wall, nơi tâm lý lo ngại về "sức khỏe" nền kinh tế Mỹ đang đè nặng lên thị trường.
Đóng cửa phiên 23/9, thị trường Sydney và Đài Bắc tăng tương ứng 8,4 điểm và 6,14 điểm, trong khi tại Singapore, giá cổ phiểu giảm 0,13%. Thị trường Manila đạt mức tăng 0,33%, còn chỉ số chứng khoán của Wellington giảm 2,14 điểm.
Giới giao dịch đều tập trung vào tuyên bố mới đây của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và coi đây là "kim chỉ nam" để giao dịch. FED cảnh báo sức phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới đang chậm lại và tỏ ý sẵn sàng tung ra các biện pháp kích thích kinh tế mới.
Kết thúc phiên họp định kỳ vừa qua, FED không đưa ra một hành động cụ thể nào để củng cố nền kinh tế, nhưng giới đầu tư nhận định FED có thể mở rộng chương trình mua trái phiếu. Vì thế, họ có phần "lơ là" với chứng khoán, mà quay sang tập trung vào trái phiếu và vàng.
Tại thị trường New York phiên 22/9, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm trong bối cảnh nhiều nhà giao dịch muốn chốt lãi. Trong tháng Chín này, chỉ số Dow Jones đã tăng 7,5%, khi những thống kê cho thấy nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng, dẫu là với tốc độ có giảm.
Trong khi đó, ở thời điểm đầu phiên giao dịch ngày 23/9, màu xanh phủ khắp các sàn chứng khoán chủ chốt ở châu Âu. Các chỉ số FTSE 100 (Anh), DAX 30 (Đức) và CAC 40 (Pháp) đạt mức tăng lần lượt 0,56%, 0,7% và 0,73%.
Trong một thông tin có liên quan, bên kia bờ Đại Tây Dương, Ngân hàng trung ương Anh cũng đã ''dọn đường" để triển khai các biện pháp hỗ trợ kinh tế tăng trưởng./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)