Ngày 25/10, các phe phái ở Tunisia đã tiến hành đối thoại hòa giải dân tộc nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị bùng phát sau vụ Tổng Thư ký đảng Phong trào Nhân dân đối lập Mohammed Brahmi bị ám sát hồi cuối tháng 7 vừa qua.
Lộ trình chính trị - do 4 tổ chức nghiệp đoàn của Tunisia, trong đó lớn nhất là Tổng Liên đoàn Lao động Tunisia (UGTT) - soạn thảo, đề xuất khung thời gian để chính phủ liên minh do đảng Hồi giáo Ennahda cầm quyền từ chức, mở đường cho việc thành lập một chính phủ lâm thời, đồng thời tiến hành soạn thảo hiến pháp và luật bầu cử.
Trong bối cảnh một số đảng đối lập tuyên bố tẩy chay cuộc đối thoại nếu chính phủ không từ chức theo kế hoạch đã định, Thủ tướng Tunisia Ali Laarayedh đã viết cam kết gửi UGTT khẳng định chính phủ sẽ từ chức để chuẩn bị cho cuộc bầu cử trước thời hạn. UGTT đánh giá cao cam kết của ông Ali Laarayedh, cho rằng đây là một bước đột phá cho tiến trình hòa giải ở Tunisia.
Một số thành viên Hội đồng lập hiến quốc gia cũng đã gửi thư tới nhóm 4 nhà trung gian hòa giải, cho biết sẽ quay lại làm việc sau khi Thủ tướng cam kết từ chức. Trước đó, hồi tháng 7/2013, hơn 50 thành viên Hội đồng lập hiến, trong đó đa số thuộc đảng đối lập, đã rút khỏi hội đồng này nhằm phản đối việc nghị sĩ Mohamed Brahmi bị ám sát.
Đảng Ennahda đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 23/10/2011, cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở Tunisia sau khi nhà lãnh đạo Zine El Abidine Ben Ali bị lật đổ. Tuy nhiên, từ khi lãnh đạo Liên minh Hồi giáo, đảng Ennahda bị cáo buộc không kiểm soát được phong trào Hồi giáo cực đoan - bị cáo buộc đứng sau vụ ám sát hai chính trị gia đối lập Chokri Belaid và Mohamed Brahmi.
Ngoài ra, Ennahda cũng bị cáo buộc quản lý kinh tế kém và thất bại trong việc nâng cao đời sống nhân dân. Trong khi đó, các thành viên cấp cao của đảng Ennahda cho rằng phe đối lập Tunisia đang tìm cách theo chân phe đối lập Ai Cập để tiến hành một hành động tương tự như việc lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi./.
Lộ trình chính trị - do 4 tổ chức nghiệp đoàn của Tunisia, trong đó lớn nhất là Tổng Liên đoàn Lao động Tunisia (UGTT) - soạn thảo, đề xuất khung thời gian để chính phủ liên minh do đảng Hồi giáo Ennahda cầm quyền từ chức, mở đường cho việc thành lập một chính phủ lâm thời, đồng thời tiến hành soạn thảo hiến pháp và luật bầu cử.
Trong bối cảnh một số đảng đối lập tuyên bố tẩy chay cuộc đối thoại nếu chính phủ không từ chức theo kế hoạch đã định, Thủ tướng Tunisia Ali Laarayedh đã viết cam kết gửi UGTT khẳng định chính phủ sẽ từ chức để chuẩn bị cho cuộc bầu cử trước thời hạn. UGTT đánh giá cao cam kết của ông Ali Laarayedh, cho rằng đây là một bước đột phá cho tiến trình hòa giải ở Tunisia.
Một số thành viên Hội đồng lập hiến quốc gia cũng đã gửi thư tới nhóm 4 nhà trung gian hòa giải, cho biết sẽ quay lại làm việc sau khi Thủ tướng cam kết từ chức. Trước đó, hồi tháng 7/2013, hơn 50 thành viên Hội đồng lập hiến, trong đó đa số thuộc đảng đối lập, đã rút khỏi hội đồng này nhằm phản đối việc nghị sĩ Mohamed Brahmi bị ám sát.
Đảng Ennahda đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 23/10/2011, cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở Tunisia sau khi nhà lãnh đạo Zine El Abidine Ben Ali bị lật đổ. Tuy nhiên, từ khi lãnh đạo Liên minh Hồi giáo, đảng Ennahda bị cáo buộc không kiểm soát được phong trào Hồi giáo cực đoan - bị cáo buộc đứng sau vụ ám sát hai chính trị gia đối lập Chokri Belaid và Mohamed Brahmi.
Ngoài ra, Ennahda cũng bị cáo buộc quản lý kinh tế kém và thất bại trong việc nâng cao đời sống nhân dân. Trong khi đó, các thành viên cấp cao của đảng Ennahda cho rằng phe đối lập Tunisia đang tìm cách theo chân phe đối lập Ai Cập để tiến hành một hành động tương tự như việc lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi./.
(TTXVN)