Ngày 9/12, tại hội nghị bộ trưởng Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) tổ chức ở Doha (Qatar), 11 nước thành viên tổ chức này, hiện kiểm soát gần 70% trữ lượng khí đốt toàn cầu, đã nhất trí chọn ông Leonid Bokhanovsky, ứng cử viên của Nga, nước xuất khẩu nhiều khí đốt nhất thế giới, làm Tổng Thư ký GECF.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergei Shmatko cho biết ưu tiên hàng đầu hiện nay của GECF là ổn định giá khí đốt trên thị trường thế giới.
Về phần mình, ông Bokhanovsky cho biết diễn đàn này sẽ phối hợp những nỗ lực của các chính phủ, các công ty khí đốt lớn và các tổ chức quốc tế để phát triển thị trường khí đốt thông qua việc nghiên cứu, chia sẻ công nghệ, theo dõi sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ khí đốt.
Tại cuộc họp, đại diện của Qatar cho rằng một trong những nhiệm vụ của GECF là bảo vệ lợi ích của các nước sản xuất khí đốt trên cơ sở sở duy trì mức giá công bằng, đáp ứng được lợi ích của cả các nước nhập khẩu, đồng thời xóa bỏ sự khác biệt giữa giá khí đốt và giá dầu mỏ. Trong khi đó, nước xuất khẩu khí đốt lớn thứ 5 thế giới là Algeria lại đề nghị giảm chi phí để tăng lợi nhuận.
GECF thành lập năm 2001 và có trụ sở ở Qatar, lần đầu tiên phải đối mặt với sự giảm sút nhu cầu tiêu thụ khí đốt trên toàn cầu trong năm 2009 và hầu hết các nhà quan sát đều dự đoán thị trường này sẽ bị dư thừa trong một vài năm tới, chủ yếu do sản lượng khí đốt tăng lên ở Mỹ.
Nga hiện là nước cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu với khối lượng xuất khẩu mỗi năm cao gấp 4 lần so với nước xuất khẩu tiếp sau trong khối là Algeria. Các nước GECF hiện chiếm 45% sản lượng xuất khẩu khí đốt toàn cầu./.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergei Shmatko cho biết ưu tiên hàng đầu hiện nay của GECF là ổn định giá khí đốt trên thị trường thế giới.
Về phần mình, ông Bokhanovsky cho biết diễn đàn này sẽ phối hợp những nỗ lực của các chính phủ, các công ty khí đốt lớn và các tổ chức quốc tế để phát triển thị trường khí đốt thông qua việc nghiên cứu, chia sẻ công nghệ, theo dõi sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ khí đốt.
Tại cuộc họp, đại diện của Qatar cho rằng một trong những nhiệm vụ của GECF là bảo vệ lợi ích của các nước sản xuất khí đốt trên cơ sở sở duy trì mức giá công bằng, đáp ứng được lợi ích của cả các nước nhập khẩu, đồng thời xóa bỏ sự khác biệt giữa giá khí đốt và giá dầu mỏ. Trong khi đó, nước xuất khẩu khí đốt lớn thứ 5 thế giới là Algeria lại đề nghị giảm chi phí để tăng lợi nhuận.
GECF thành lập năm 2001 và có trụ sở ở Qatar, lần đầu tiên phải đối mặt với sự giảm sút nhu cầu tiêu thụ khí đốt trên toàn cầu trong năm 2009 và hầu hết các nhà quan sát đều dự đoán thị trường này sẽ bị dư thừa trong một vài năm tới, chủ yếu do sản lượng khí đốt tăng lên ở Mỹ.
Nga hiện là nước cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu với khối lượng xuất khẩu mỗi năm cao gấp 4 lần so với nước xuất khẩu tiếp sau trong khối là Algeria. Các nước GECF hiện chiếm 45% sản lượng xuất khẩu khí đốt toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)