Trước nguy cơ phe nổi dậy chiếm thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi, các quốc gia trong khu vực ngay trong ngày đầu tiên của Năm Mới đã cử lực lượng tới hỗ trợ chế độ của Tổng thống nước này Francois Bozize, gia tăng sức ép nhằm buộc phe nổi dậy tiến hành đàm phán hòa bình.
Chỉ một ngày sau khi lực lượng nổi dậy Seleka đe dọa đánh chiếm thị trấn chiến lược Damara, cách thủ đô Banghi 75 km về phía Bắc, các nước Gabon, Cộng hòa Congo và Cameroon cam kết mỗi nước cử 120 binh sĩ tham gia cùng 400 binh sĩ Cộng hòa Sát, đã được triển khai để bảo vệ thị trấn Damara. Đội quân này nằm dưới sự chỉ huy của Lực lượng gìn giữ hòa bình châu Phi FOMAC.
Trong ngày 1/1, lực lượng của Gabon đã tới Banghi còn 120 binh sĩ của Cộng hòa Congo đến từ ngày 31/12/2012. Nhóm binh sĩ Cameroon dự kiến có mặt trước cuối tuần này. Như vậy, tại thị trấn Damara sẽ tập trung một lực lượng hơn 700 binh sĩ.
Một quan chức FOMAC nhận định khó có khả năng phe nổi dậy tấn công Damara đã được lực lượng khu vực tăng cường bảo vệ: "Họ hiểu rằng đây là giới hạn đỏ." Giới quan sát cũng cho rằng với những diễn biến mới nhất, khả năng phe nổi dậy đánh chiếm thủ đô Banghi là không cao.
[AU nỗ lực giải quyết khủng hoảng tại CH Trung Phi]
Damara là điểm chiến lược cuối cùng ngăn cách phe nổi dậy với Banghi sau khi trong vẻn vẹn ba tuần, lực lượng Seleka đã chiếm được phần lớn lãnh thổ Cộng hòa Trung Phi và tiến sát thủ đô. Ngày 1/1, tại Banghi đã xuất hiện tình trạng bất ổn với nhiều vụ đụng độ sau khi cảnh sát bắn chết một thanh niên người Hồi giáo bị tình nghi có liên hệ với Seleka. Đã có một cảnh sát thiệt mạng trong các vụ xô xát.
Trong thông điệp đầu Năm Mới, Tổng thống Cộng hòa Trung Phi Francois Bozize một lần nữa cam kết tiến hành đàm phán với phe nổi dậy, đồng thời cho biết ông sẵn sàng đối thoại và đang chờ bên trung gian là Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Trung Phi (ECCAS) ấn định thời điểm đàm phán. Trong khi đó, người phát ngôn lực lượng Seleka ngày 1/1 nói rằng "không tin tưởng" Tổng thống Bozize, và nhắc lại đòi hỏi của phe nổi dậy là nhà lãnh đạo này phải từ chức.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Cộng hòa Trung Phi đang đẩy nước này vào tình trạng bạo loạn khiến cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại. Căng thẳng leo thang kể từ khi lực lượng nổi dậy Seleka liên tiếp chiếm giữ nhiều thị trấn quan trọng và tiến gần đến thủ đô, đe dọa chính quyền của Tổng thống Bozize. Họ cáo buộc Tổng thống Bozize và chính phủ đã không tuân thủ các hiệp ước hòa bình mà hai bên ký kết trong thời gian từ năm 2007-2011. Tình hình căng thẳng khiến nhiều người dân đã phải sơ tán khỏi thủ đô Banghi.
Cộng hòa Trung Phi có dân số khoảng 4,5 triệu người, là nơi thường xuyên xảy ra các cuộc nổi dậy và chống đối kể từ khi nước này giành độc lập từ Pháp năm 1960. Bản thân Tổng thống Bozize cũng lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau một cuộc đảo chính năm 2005./.
Chỉ một ngày sau khi lực lượng nổi dậy Seleka đe dọa đánh chiếm thị trấn chiến lược Damara, cách thủ đô Banghi 75 km về phía Bắc, các nước Gabon, Cộng hòa Congo và Cameroon cam kết mỗi nước cử 120 binh sĩ tham gia cùng 400 binh sĩ Cộng hòa Sát, đã được triển khai để bảo vệ thị trấn Damara. Đội quân này nằm dưới sự chỉ huy của Lực lượng gìn giữ hòa bình châu Phi FOMAC.
Trong ngày 1/1, lực lượng của Gabon đã tới Banghi còn 120 binh sĩ của Cộng hòa Congo đến từ ngày 31/12/2012. Nhóm binh sĩ Cameroon dự kiến có mặt trước cuối tuần này. Như vậy, tại thị trấn Damara sẽ tập trung một lực lượng hơn 700 binh sĩ.
Một quan chức FOMAC nhận định khó có khả năng phe nổi dậy tấn công Damara đã được lực lượng khu vực tăng cường bảo vệ: "Họ hiểu rằng đây là giới hạn đỏ." Giới quan sát cũng cho rằng với những diễn biến mới nhất, khả năng phe nổi dậy đánh chiếm thủ đô Banghi là không cao.
[AU nỗ lực giải quyết khủng hoảng tại CH Trung Phi]
Damara là điểm chiến lược cuối cùng ngăn cách phe nổi dậy với Banghi sau khi trong vẻn vẹn ba tuần, lực lượng Seleka đã chiếm được phần lớn lãnh thổ Cộng hòa Trung Phi và tiến sát thủ đô. Ngày 1/1, tại Banghi đã xuất hiện tình trạng bất ổn với nhiều vụ đụng độ sau khi cảnh sát bắn chết một thanh niên người Hồi giáo bị tình nghi có liên hệ với Seleka. Đã có một cảnh sát thiệt mạng trong các vụ xô xát.
Trong thông điệp đầu Năm Mới, Tổng thống Cộng hòa Trung Phi Francois Bozize một lần nữa cam kết tiến hành đàm phán với phe nổi dậy, đồng thời cho biết ông sẵn sàng đối thoại và đang chờ bên trung gian là Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Trung Phi (ECCAS) ấn định thời điểm đàm phán. Trong khi đó, người phát ngôn lực lượng Seleka ngày 1/1 nói rằng "không tin tưởng" Tổng thống Bozize, và nhắc lại đòi hỏi của phe nổi dậy là nhà lãnh đạo này phải từ chức.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Cộng hòa Trung Phi đang đẩy nước này vào tình trạng bạo loạn khiến cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại. Căng thẳng leo thang kể từ khi lực lượng nổi dậy Seleka liên tiếp chiếm giữ nhiều thị trấn quan trọng và tiến gần đến thủ đô, đe dọa chính quyền của Tổng thống Bozize. Họ cáo buộc Tổng thống Bozize và chính phủ đã không tuân thủ các hiệp ước hòa bình mà hai bên ký kết trong thời gian từ năm 2007-2011. Tình hình căng thẳng khiến nhiều người dân đã phải sơ tán khỏi thủ đô Banghi.
Cộng hòa Trung Phi có dân số khoảng 4,5 triệu người, là nơi thường xuyên xảy ra các cuộc nổi dậy và chống đối kể từ khi nước này giành độc lập từ Pháp năm 1960. Bản thân Tổng thống Bozize cũng lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau một cuộc đảo chính năm 2005./.
(TTXVN)