Ngày 2/6, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã phát hành tài liệu hướng dẫn "Xúc tác tài chính khí hậu" giúp các nhà hoạch định chính sách của các nước đang phát triển khai thác và tận dụng tối ưu các nguồn tài chính môi trường trên toàn cầu.
Tài liệu được soạn thảo dựa trên các kinh nghiệm của UNDP quản lý hơn 1.000 dự án ở hơn 140 nước trong hai thập kỷ qua. Tài liệu giới thiệu các bước xác định và thực hiện tổ hợp các chính sách công tối ưu và các công cụ tài trợ để tăng nguồn tài chính đầu tư chống biến đổi khí hậu. Tài liệu được phát hành đúng vào thời điểm quyết định khi nhiều nguồn tài chính công mới vừa được thiết lập (như Quỹ khí hậu xanh" hoặc đã có sẵn.
UNDP nhấn mạnh do không có các dịch vụ tư vấn thích hợp và xây dựng dự án hiệu quả nên chỉ số ít các nền kinh tế mới nổi được hưởng lợi từ các nguồn tài chính công quốc tế mới này. Hầu hết các chính phủ các nước đang phát triển thiếu kiến thức và năng lực để đi vào "mê lộ" phức tạp hơn 6.000 quỹ cổ phần, quỹ công quốc tế và thị trường vốn cácbon để giành được các nguồn đầu tư quốc tế về khí hậu này.
Trên thực tế, hơn 90% số dự án quốc tế đầu tư vào năng lượng sạch rơi vào các nước G20, trong khi phần còn lại của thế giới chỉ được hưởng 10% tổng đầu tư. Trong hai năm 2009 và 2010, đầu tư quốc tế vào khu vực năng lượng sạch đã tăng 30% lên tới mức kỷ lục 243 tỷ USD, nhưng chỉ 1/10 số vốn đầu tư này rơi vào các nước đang phát triển.
UNDP lưu ý các nước đang phát triển đang đứng trước ba thách thức lớn khi hoạch định tương lai phát triển xanh, ít khí thải và chống biến đổi khí hậu, gồm giành quyền tiếp cận các nguồn tài chính khí hậu mới; liên kết chiến lược chống biến đổi khí hậu với các mục tiêu phát triển quốc gia; xác định cách thức sử dụng các nguồn tài chính công vốn rất hạn chế để thu hút nguồn vốn tư nhân.
Các kỹ năng, sự hiện diện toàn cầu cùng các kinh nghiệm về tài chính phát triển của UNDP sẽ giúp các nước đang phát triển trong tiến trình này thông qua hỗ trợ phát triển năng lực thu hút và hướng các nguồn đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực bền vững./.
Tài liệu được soạn thảo dựa trên các kinh nghiệm của UNDP quản lý hơn 1.000 dự án ở hơn 140 nước trong hai thập kỷ qua. Tài liệu giới thiệu các bước xác định và thực hiện tổ hợp các chính sách công tối ưu và các công cụ tài trợ để tăng nguồn tài chính đầu tư chống biến đổi khí hậu. Tài liệu được phát hành đúng vào thời điểm quyết định khi nhiều nguồn tài chính công mới vừa được thiết lập (như Quỹ khí hậu xanh" hoặc đã có sẵn.
UNDP nhấn mạnh do không có các dịch vụ tư vấn thích hợp và xây dựng dự án hiệu quả nên chỉ số ít các nền kinh tế mới nổi được hưởng lợi từ các nguồn tài chính công quốc tế mới này. Hầu hết các chính phủ các nước đang phát triển thiếu kiến thức và năng lực để đi vào "mê lộ" phức tạp hơn 6.000 quỹ cổ phần, quỹ công quốc tế và thị trường vốn cácbon để giành được các nguồn đầu tư quốc tế về khí hậu này.
Trên thực tế, hơn 90% số dự án quốc tế đầu tư vào năng lượng sạch rơi vào các nước G20, trong khi phần còn lại của thế giới chỉ được hưởng 10% tổng đầu tư. Trong hai năm 2009 và 2010, đầu tư quốc tế vào khu vực năng lượng sạch đã tăng 30% lên tới mức kỷ lục 243 tỷ USD, nhưng chỉ 1/10 số vốn đầu tư này rơi vào các nước đang phát triển.
UNDP lưu ý các nước đang phát triển đang đứng trước ba thách thức lớn khi hoạch định tương lai phát triển xanh, ít khí thải và chống biến đổi khí hậu, gồm giành quyền tiếp cận các nguồn tài chính khí hậu mới; liên kết chiến lược chống biến đổi khí hậu với các mục tiêu phát triển quốc gia; xác định cách thức sử dụng các nguồn tài chính công vốn rất hạn chế để thu hút nguồn vốn tư nhân.
Các kỹ năng, sự hiện diện toàn cầu cùng các kinh nghiệm về tài chính phát triển của UNDP sẽ giúp các nước đang phát triển trong tiến trình này thông qua hỗ trợ phát triển năng lực thu hút và hướng các nguồn đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực bền vững./.
(TTXVN/Vietnam+)