Hội nghị Belgrade một lầnnữa khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác và đổi mới Phong trào Không liên kết(NAM) trước những thách thức của tình hình mới.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, Trưởng Đoàn đại biểu Việt Nam tham dựHội nghị cấp ngoại trưởng các nước thành viên NAM, đã đưa ra nhận định trêntrong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN có mặt tại Belgrade ngày 6/9.
Thứtrưởng Lê Lương Minh nêu rõ sau 50 năm, các nước thành viên NAM lại tập hợp tạinơi đã khai sinh ra phong trào để cùng ôn lại quá trình phát triển thăng trầmcủa tổ chức thời gian qua và cùng hướng về con đường phát triển trong tương lai.
Đây là hội nghị chính thức của NAM, nhưng được tổ chức ở Serbia, hiện là nướcquan sát viên. Chính vì thế, các nước Không liên kết và nước chủ nhà đã quyếtđịnh không thông qua bất kỳ văn kiện nào.
Hội nghị nhằm tôn vinh nơi thành lậpNAM là thành phố Belgrade và tập trung đánh giá tình hình quốc tế phức tạp hiệnnay, thảo luận những thách thức mới đối phong trào cũng như các biện pháp tăngcường sự đoàn kết, tính năng động và vai trò của tổ chức trong bối cảnh quốc tếmới.
Các bài phát biểu tại hội nghị đều có chung định hướng trên và ủng hộđịnh hướng đó.
Về vai trò của NAM trong 50 năm qua, theo Thứ trưởng Lê LươngMinh, tổ chức là một tập hợp lực lượng đặc biệt ra đời trong cao trào giải phóngdân tộc và trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh có nguy cơ dẫn đến một cuộc chiếntranh thế giới mới.
Các nước mới giành độc lập có sự đa dạng về văn hóa, tínngưỡng, chế độ chính trị xã hội nhưng có chung nhu cầu đoàn kết trong một tậphợp lực lượng rộng rãi để giúp nhau giữ gìn độc lập, từng bước giành độc lậpkinh tế, bảo vệ hòa bình thế giới để tồn tại và phát triển.
Trong Chiến tranhLạnh, NAM đã đóng vai trò quan trọng vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình và anninh quốc tế, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh hạt nhân, thúc đẩy giải trừ quân bịvà thành lập các khu vực hòa bình và phi hạt nhân.
Phong trào đã cổ vũ và ủng hộmạnh mẽ cuộc đấu tranh giải phóng, xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và bảo vệ độc lậpdân tộc, là lực lượng quan trọng đấu tranh đòi thiết lập một trật tự kinh tếquốc tế mới và trật tự thông tin quốc tế mới.
Phong trào cũng có những đóng gópđáng kể vào việc giải quyết tranh chấp và xung đột giữa các nước thành viên bằngbiện pháp hòa bình.
Sau Chiến tranh Lạnh, NAM đã gặp những khó khăn nhất định ởthời kỳ đầu trong việc xác định lại mục tiêu cho hoạt động khi thế giới khôngcòn hai cực.
Tình hình lúc đó cho thấy các nước đang phát triển tiếp tục đứngtrước nguy cơ can thiệp và áp đặt có hại cho độc lập, chủ quyền và lợi ích củamình. Do vậy, phong trào tiếp tục đóng vai trò không thể thiếu là một tập hợplực lượng chính trị hùng hậu, là diễn đàn quan trọng để các nước Không liên kếtcó được tiếng nói chung đối với các vấn đề quan trọng liên quan đến hòa bình, anninh và phát triển.
Như vậy có thể khẳng định rằng sau hơn 50 năm, trải quanhững thăng trầm của lịch sử, NAM đã kiên định các mục tiêu cơ bản của mình,phấn đấu cho hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển; có những đóng góp quantrọng vào việc giải quyết các vấn đề trọng đại của thế giới.
Về vai trò và sựđóng góp của Việt Nam cho NAM, Thứ trưởng Lê Lương Minh nhấn mạnh bằng tấmgương sáng và thắng lợi của sự nghiệp chống ngoại xâm của mình, Việt Nam đã sớmgắn bó và đóng góp vào những mục tiêu và quá trình phát triển của NAM.
Việt Namđã tham dự Hội nghị Á-Phi năm 1955 tại Indonesia, tiền thân của NAM, đã góp phầnxác lập những nguyên tắc cơ bản sau này trở thành các nguyên tắc chỉ đạo chohoạt động của phong trào.
Trong những năm 1960-1970, tuy chưa là thành viênchính thức của NAM, nhưng Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào cuộc đấutranh của các nước Không liên kết và đang phát triển thông qua việc đi đầu trongphong trào giải phóng dân tộc, góp phần quan trọng xóa bỏ chủ nghĩa thực dân,chống đế quốc.
Từ năm 1976 tham gia NAM, Việt Nam luôn là thành viên có tiếngnói và vai trò trong phong trào; phối hợp chặt chẽ với với các lực lượng tíchcực tăng cường đoàn kết, đề cao vai trò của phong trào, nỗ lực đấu tranh cho mụctiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thực hiện đường lốiđối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ trương tíchcực và chủ động hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trongthời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia một cách hiệu quả, thực chất vàocông việc của NAM theo một số hướng chính sau:
Tích cực phối hợp cùng các nướcKhông liên kết phấn đấu duy trì hòa bình quốc tế thông qua việc thúc đẩy đốithoại, ngăn ngừa xung đột, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở Hiếnchương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế;
Thúc đẩy tình đoànkết của Phong trào, cùng các nước Không liên kết đóng góp tích cực vào việc giảiquyết các vấn đề toàn cầu và các vấn đề quan tâm chung như giải trừ quân bị,phát triển và quyền con người, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và nănglượng... nhằm bảo vệ và thúc đẩy lợi ích an ninh, phát triển của nước ta và cácnước đang phát triển tại các diễn đàn đa phương;
Thúc đẩy quan hệ đối tác toàncầu vì phát triển, trong đó các nước Không liên kết làm chủ các chiến lược pháttriển quốc gia;
Thúc đẩy cải tổ Liên hợp quốc và các thể chế quốc tế khác nhằm ứng phó tốthơn với khủng hoảng và phục vụ lợi ích của các nước thành viên, đặc biệt cácnước đang phát triển./.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, Trưởng Đoàn đại biểu Việt Nam tham dựHội nghị cấp ngoại trưởng các nước thành viên NAM, đã đưa ra nhận định trêntrong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN có mặt tại Belgrade ngày 6/9.
Thứtrưởng Lê Lương Minh nêu rõ sau 50 năm, các nước thành viên NAM lại tập hợp tạinơi đã khai sinh ra phong trào để cùng ôn lại quá trình phát triển thăng trầmcủa tổ chức thời gian qua và cùng hướng về con đường phát triển trong tương lai.
Đây là hội nghị chính thức của NAM, nhưng được tổ chức ở Serbia, hiện là nướcquan sát viên. Chính vì thế, các nước Không liên kết và nước chủ nhà đã quyếtđịnh không thông qua bất kỳ văn kiện nào.
Hội nghị nhằm tôn vinh nơi thành lậpNAM là thành phố Belgrade và tập trung đánh giá tình hình quốc tế phức tạp hiệnnay, thảo luận những thách thức mới đối phong trào cũng như các biện pháp tăngcường sự đoàn kết, tính năng động và vai trò của tổ chức trong bối cảnh quốc tếmới.
Các bài phát biểu tại hội nghị đều có chung định hướng trên và ủng hộđịnh hướng đó.
Về vai trò của NAM trong 50 năm qua, theo Thứ trưởng Lê LươngMinh, tổ chức là một tập hợp lực lượng đặc biệt ra đời trong cao trào giải phóngdân tộc và trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh có nguy cơ dẫn đến một cuộc chiếntranh thế giới mới.
Các nước mới giành độc lập có sự đa dạng về văn hóa, tínngưỡng, chế độ chính trị xã hội nhưng có chung nhu cầu đoàn kết trong một tậphợp lực lượng rộng rãi để giúp nhau giữ gìn độc lập, từng bước giành độc lậpkinh tế, bảo vệ hòa bình thế giới để tồn tại và phát triển.
Trong Chiến tranhLạnh, NAM đã đóng vai trò quan trọng vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình và anninh quốc tế, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh hạt nhân, thúc đẩy giải trừ quân bịvà thành lập các khu vực hòa bình và phi hạt nhân.
Phong trào đã cổ vũ và ủng hộmạnh mẽ cuộc đấu tranh giải phóng, xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và bảo vệ độc lậpdân tộc, là lực lượng quan trọng đấu tranh đòi thiết lập một trật tự kinh tếquốc tế mới và trật tự thông tin quốc tế mới.
Phong trào cũng có những đóng gópđáng kể vào việc giải quyết tranh chấp và xung đột giữa các nước thành viên bằngbiện pháp hòa bình.
Sau Chiến tranh Lạnh, NAM đã gặp những khó khăn nhất định ởthời kỳ đầu trong việc xác định lại mục tiêu cho hoạt động khi thế giới khôngcòn hai cực.
Tình hình lúc đó cho thấy các nước đang phát triển tiếp tục đứngtrước nguy cơ can thiệp và áp đặt có hại cho độc lập, chủ quyền và lợi ích củamình. Do vậy, phong trào tiếp tục đóng vai trò không thể thiếu là một tập hợplực lượng chính trị hùng hậu, là diễn đàn quan trọng để các nước Không liên kếtcó được tiếng nói chung đối với các vấn đề quan trọng liên quan đến hòa bình, anninh và phát triển.
Như vậy có thể khẳng định rằng sau hơn 50 năm, trải quanhững thăng trầm của lịch sử, NAM đã kiên định các mục tiêu cơ bản của mình,phấn đấu cho hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển; có những đóng góp quantrọng vào việc giải quyết các vấn đề trọng đại của thế giới.
Về vai trò và sựđóng góp của Việt Nam cho NAM, Thứ trưởng Lê Lương Minh nhấn mạnh bằng tấmgương sáng và thắng lợi của sự nghiệp chống ngoại xâm của mình, Việt Nam đã sớmgắn bó và đóng góp vào những mục tiêu và quá trình phát triển của NAM.
Việt Namđã tham dự Hội nghị Á-Phi năm 1955 tại Indonesia, tiền thân của NAM, đã góp phầnxác lập những nguyên tắc cơ bản sau này trở thành các nguyên tắc chỉ đạo chohoạt động của phong trào.
Trong những năm 1960-1970, tuy chưa là thành viênchính thức của NAM, nhưng Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào cuộc đấutranh của các nước Không liên kết và đang phát triển thông qua việc đi đầu trongphong trào giải phóng dân tộc, góp phần quan trọng xóa bỏ chủ nghĩa thực dân,chống đế quốc.
Từ năm 1976 tham gia NAM, Việt Nam luôn là thành viên có tiếngnói và vai trò trong phong trào; phối hợp chặt chẽ với với các lực lượng tíchcực tăng cường đoàn kết, đề cao vai trò của phong trào, nỗ lực đấu tranh cho mụctiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thực hiện đường lốiđối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ trương tíchcực và chủ động hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trongthời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia một cách hiệu quả, thực chất vàocông việc của NAM theo một số hướng chính sau:
Tích cực phối hợp cùng các nướcKhông liên kết phấn đấu duy trì hòa bình quốc tế thông qua việc thúc đẩy đốithoại, ngăn ngừa xung đột, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở Hiếnchương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế;
Thúc đẩy tình đoànkết của Phong trào, cùng các nước Không liên kết đóng góp tích cực vào việc giảiquyết các vấn đề toàn cầu và các vấn đề quan tâm chung như giải trừ quân bị,phát triển và quyền con người, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và nănglượng... nhằm bảo vệ và thúc đẩy lợi ích an ninh, phát triển của nước ta và cácnước đang phát triển tại các diễn đàn đa phương;
Thúc đẩy quan hệ đối tác toàncầu vì phát triển, trong đó các nước Không liên kết làm chủ các chiến lược pháttriển quốc gia;
Thúc đẩy cải tổ Liên hợp quốc và các thể chế quốc tế khác nhằm ứng phó tốthơn với khủng hoảng và phục vụ lợi ích của các nước thành viên, đặc biệt cácnước đang phát triển./.
(TTXVN/Vietnam+)