Các nước giàu tài nguyên thuộc vùng Vịnh Arập không chỉ đang được hưởng lợi từ việc giá dầu mỏ liên tục tăng cao hơn dự kiến trong quý 1 năm nay, mà sức tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế này còn được hỗ trợ bởi sự phát triển các lĩnh vực phi dầu mỏ.
Sáu quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), gồm Arập Xêút, Kuwait, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Qatar, Bahrain và Oman đều được hưởng lợi từ sự đi lên của giá dầu trong thời gian qua, khi mà các khoản thu ngân sách cũng như kho dự trữ dầu mỏ của các nước này đang ngày càng gia tăng.
Tính từ đầu năm tới nay, giá dầu Brent đã tăng lên mức trung bình 120 USD/thùng, trong bối cảnh những căng thẳng giữa phương Tây và Iran xung quanh chương trình hạt nhân của nước này ngày càng “leo thang.”
Ông Tim Fox, Giám đốc kinh tế của ngân hàng Emirates NBD, có trụ sở tại Dubai, cho rằng giá dầu cao hiện nay đang phản ánh những rủi ro địa chính trị chứ không phải tình trạng thiếu hụt nguồn cung, điển hình là việc sản lượng dầu mỏ của Arập Xêút trong 3 tháng đầu năm nay đã vượt mức dự kiến của giới phân tích.
Bên cạnh lĩnh vực dầu mỏ, UAE đang đẩy mạnh các lĩnh vực phi dầu mỏ, với việc phê duyệt và bỏ vốn cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng trong thời gian gần đây.
Ông Paul Gamble, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của tập đoàn Jadwa Investment nói: “Dubai liên tục thu được lợi nhuận từ ngành du lịch và các dữ liệu mới đây cho thấy giá bất động sản có thể đã chạm đáy.” Điều này đã khiến IMF quyết định điều chỉnh mức dự báo về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của UAE trong năm 2011 từ 3,3% lên tới 4,9%.
Trong khi đó, sự phát triển tích cực của lĩnh vực tài chính có thể rõ ràng được nhận thấy ở Qatar. Tháng Hai vừa qua, hoạt động tín dụng ngân hàng của nước này tăng 5,3% so với tháng Một và tăng tới 30,3% so với cùng kỳ năm 2011. Lĩnh vực tín dụng công của Qatar trong tháng Ba năm nay cũng tăng 13% so với tháng trước đó và tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, đối với Arập Xêút, nền kinh tế lớn nhất GCC, tăng trưởng kinh tế năm nay lại bị dự báo sẽ giảm so với năm trước đó, do hoạt động sản xuất dầu mỏ gia tăng mạnh mẽ, trong khi nhu cầu tiêu thụ nội địa có xu hướng giảm.
Ông Fox dự đoán rằng tăng trưởng GDP của Arập Xêút có thể sẽ đạt mức 3,8% trong cả năm nay, giảm so với mức tương ứng 6,8% của năm 2011. Điều này cho thấy các nền kinh tế GCC vẫn đang phụ thuộc khá lớn vào giá dầu thế giới./.
Sáu quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), gồm Arập Xêút, Kuwait, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Qatar, Bahrain và Oman đều được hưởng lợi từ sự đi lên của giá dầu trong thời gian qua, khi mà các khoản thu ngân sách cũng như kho dự trữ dầu mỏ của các nước này đang ngày càng gia tăng.
Tính từ đầu năm tới nay, giá dầu Brent đã tăng lên mức trung bình 120 USD/thùng, trong bối cảnh những căng thẳng giữa phương Tây và Iran xung quanh chương trình hạt nhân của nước này ngày càng “leo thang.”
Ông Tim Fox, Giám đốc kinh tế của ngân hàng Emirates NBD, có trụ sở tại Dubai, cho rằng giá dầu cao hiện nay đang phản ánh những rủi ro địa chính trị chứ không phải tình trạng thiếu hụt nguồn cung, điển hình là việc sản lượng dầu mỏ của Arập Xêút trong 3 tháng đầu năm nay đã vượt mức dự kiến của giới phân tích.
Bên cạnh lĩnh vực dầu mỏ, UAE đang đẩy mạnh các lĩnh vực phi dầu mỏ, với việc phê duyệt và bỏ vốn cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng trong thời gian gần đây.
Ông Paul Gamble, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của tập đoàn Jadwa Investment nói: “Dubai liên tục thu được lợi nhuận từ ngành du lịch và các dữ liệu mới đây cho thấy giá bất động sản có thể đã chạm đáy.” Điều này đã khiến IMF quyết định điều chỉnh mức dự báo về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của UAE trong năm 2011 từ 3,3% lên tới 4,9%.
Trong khi đó, sự phát triển tích cực của lĩnh vực tài chính có thể rõ ràng được nhận thấy ở Qatar. Tháng Hai vừa qua, hoạt động tín dụng ngân hàng của nước này tăng 5,3% so với tháng Một và tăng tới 30,3% so với cùng kỳ năm 2011. Lĩnh vực tín dụng công của Qatar trong tháng Ba năm nay cũng tăng 13% so với tháng trước đó và tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, đối với Arập Xêút, nền kinh tế lớn nhất GCC, tăng trưởng kinh tế năm nay lại bị dự báo sẽ giảm so với năm trước đó, do hoạt động sản xuất dầu mỏ gia tăng mạnh mẽ, trong khi nhu cầu tiêu thụ nội địa có xu hướng giảm.
Ông Fox dự đoán rằng tăng trưởng GDP của Arập Xêút có thể sẽ đạt mức 3,8% trong cả năm nay, giảm so với mức tương ứng 6,8% của năm 2011. Điều này cho thấy các nền kinh tế GCC vẫn đang phụ thuộc khá lớn vào giá dầu thế giới./.
Minh Trang (TTXVN)